Bệnh Zona thần kinh là bệnh về da liễu và có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc thông thường. Do đó bạn cần biết những dấu hiệu của bệnh Zona thần kinh để phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời.
Bệnh Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella – zoster, đây cũng chính là virus gây ra bệnh thủy đậu. Đây là bệnh nhiễm trùng do virus dễ nhận biết bởi các phát ban da màu đỏ gây đau và rát. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể gây đau cho người bệnh.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh Zona thần kinh
Như đã đề cập ở trên thì bệnh do virus varicella zoster cùng với loại virus gây bệnh thủy đậu gây ra. Khi đã đi vào trong cơ thể các virus sẽ đi sâu vào các tế bào thần kinh làm biến chứng, viêm nhiễm và gây ra các biểu hiện của bệnh Zona thần kinh.
Bất cứ người nào cũng có thể mắc phải bệnh. Tuy nhiên bệnh sẽ thường gặp hơn và có nguy cơ gia tăng ở những đối tượng như:
- Những bệnh nhân đã từng bị thủy đậu. Cho dù bệnh thủy đậu đã được điều trị khỏi, tuy nhiên các virus gây bệnh có thể còn ở trong cơ thể tới vài năm thậm chí nhiều năm sau vẫn có thể tái phát trở lại.
- Người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu.
- Bệnh nhân đang điều trị ung thư sử dụng các biện pháp như hóa trị, xạ trị và làm giảm sức đề kháng trong cơ thể.
- Sử dụng thuốc không đúng cách hoặc quá lạm dụng các loại thuốc trong điều trị bệnh.
- Trường hợp mắc một số bệnh lý như HIV/AIDS hoặc ung thư cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
2. Dấu hiệu của bệnh Zona thần kinh
Việc nắm rõ được các biểu hiện của bệnh Zona thần kinh sẽ giúp người bệnh phát hiện ra bệnh sớm và có phương án điều trị thích hợp, ngăn chặn các biến chứng của bệnh có thể xảy ra, cụ thể như sau:
- Thường xảy ra ở những vị trí như mí mắt, trán, trên đỉnh mũi hoặc ở cổ… Các mụn nước có thể xuất hiện đồng thời hoặc sau khi vết rộp da biến mất sau vài tuần.
- Trên vị trí da của cơ thể cảm thấy đau và nóng rát.
- Một vài ngày sau vị trí đau đó sẽ có các mụn nước phồng rộp và thấy đổi màu như màu hồng hoặc trắng.
- Cơn đau thường xảy ra ở một vị trí trên cơ thể và xuất hiện theo từng mảng nhỏ, sau đó là phát ban đỏ.
- Đi kèm với các phồng rộp là những cơn sốt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi.
- Có những trường hợp gây đỏ mắt hoặc xung quanh vùng mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, nhạy cảm với ánh sáng…
- Các biểu hiện của bệnh Zona ở mắt thường xuất hiện trong thời gian ngắn với các triệu chứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh thậm chí còn gây mờ mắt.
Tùy vào thể trạng sức khỏe từng người mà bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng cùng có một số biểu hiện chung như sốt nhẹ, đau đầu, sưng rộp môi, sưng hạch bạch huyết kèm theo ngứa.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Những biểu hiện viêm tắc tuyến sữa các phụ nữ sau sinh cần biết
- Thuốc Neo - Penotran dùng như thế nào để đạt hiệu quả cao khi điều trị?
- Sử dụng thuốc Levosulpiride như thế nào cho đúng cách và hiệu quả?
Biến chứng của bệnh Zona thần kinh
Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh Zona thần kinh người bệnh không điều trị hoặc dùng biện pháp nào để cải thiện các triệu chứng thì rất có thể bệnh sẽ biến chứng, cụ thể như:
- Gây viêm loét da: Do mụn nước tích tụ trên bề mặt da gây ra những vết loét sâu, sưng và đau, điều này dễ gây ra nhiễm trùng da.
- Hình thành sẹo: Các tổn thương do virus gây bệnh để lại những sẹo lồi lõm trên da, làm mất thẩm mỹ nhất là ở những vị trí như cổ, mặt hoặc vành tai.
- Đau dây thần kinh: Nguyên nhân gây đau là do các virus gây bệnh ẩn trí ở các dây thần kinh nên người bệnh sẽ thấy các cơn đau kéo dài, âm ỉ, khi đó là lúc các hệ thần kinh dưới da bị ảnh hưởng nặng.
- Ảnh hưởng đến thị lực và thính giác: các triệu chứng của bệnh Zona thần link ở mắt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy giảm thị lực hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là bị mù nếu không được điều trị ngay lúc bệnh chưa quá nguy hiểm. Ngoài ra bệnh còn gây ù tai, khả năng nghe giảm hoặc có thể bị điếc.
3. Những phương pháp dùng trong điều trị bệnh Zona thần kinh
Phương pháp điều trị bệnh
Theo Cao Đẳng Dược Hà Nội, ngay sau khi có các dấu hiệu của bệnh thì bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ về các phương pháp điều trị để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể các phương pháp thường được các bác sĩ chỉ định phổ biến như:
Điều trị bằng thuốc kháng virus nhằm hạn chế quá trình xâm nhập và phát triển của các virus gây bệnh: Acyclovir (Zovirax®); Valacyclovir (Valtrex®); Famciclovir (Famvir®).
Trong trường hợp bệnh đang ở mức độ nặng thì bác sĩ có thể kê đơn những loại thuốc như:
- Thuốc chống co giật, như gabapentin(Neurontin®);
- Các chế phẩm có chứa chất ma tuý như codeine;
- Thuốc tiêm bao gồm corticosteroid và thuốc tê tại chỗ.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptyline;
- Thuốc tê như lidocain, dạng kem, gel, thuốc xịt hay miếng dán;
- Kem capsaicin;
Biện pháp ngăn ngừa bệnh
Mặc dù đang dùng thuốc theo bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh Zona nhưng người bệnh cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp hơn trong giai đoạn mắc bệnh nhằm nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra:
Thường xuyên bổ sung các thực phẩm tốt cho người bệnh như:
- Thực phẩm giàu lysine: Đây là một loại axit amin cần thiết cho cơ thể, có nhiều trong sữa, các sản phẩm từ sữa, cá, các loại đậu, pho mát, thịt gà,… Hãy luôn bổ sung thực phẩm có lysine vào bữa ăn của mình để tăng cường và bảo vệ sức khỏe.
- Thực phẩm giàu kẽm và vitamin C: Nhóm thực phẩm này sẽ giúp tạo nên các mô liên kết ở da, làm những vết thương trên bề mặt da nhanh chóng lành. Một số thực phẩm gợi ý tốt có thể kể đến như: các loại thịt tươi ngon, các loại hạt, sữa, trứng, rau xanh, cam, đu đủ, ổi, dâu tây, các loại thịt đỏ, các loại đậu…
- Cam thảo: loại thuốc cổ xưa được chứng minh mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe như giúp giúp trị viêm da hoặc nhiễm trùng,… Người bệnh có thể sử dụng cam thảo bằng cách sắc thuốc uống, nhai trực tiếp, dùng cao lỏng hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa vị thuốc này như kẹo cam thảo, trà cam thảo.
- Vitamin B6, B12: Các loại vitamin này sẽ giúp hệ miễn dịch được cải thiện nhanh chóng. Vitamin B6 thường có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, các loại hạt, rau củ, trái cây, các loại đậu và rau họ đậu,... Vitamin B12 thường thấy trong nguồn thịt/cá động vật, hải sản ngũ cốc, loại vitamin này đặc biệt tốt cho da và mắt.
- Bệnh zona có thể phòng tránh nếu chúng ta biết cách giải tỏa căng thẳng, giữ cơ thể sạch sẽ, không chạm vào các vết zona, dùng chung đồ dùng sinh hoạt hay tiếp xúc với người bị bệnh nhằm hạn chế vi rút lây lan.
Ngược lại với những thực phẩm cần được bổ sung, người bệnh cần kiêng một số đồ ăn, thức uống hàng ngày:
- Chất béo: Những thực phẩm giàu chất béo hoặc đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ sẽ khiến cho tình trạng viêm nghiêm trọng hơn và sẽ còn kéo dài thời gian lành bệnh.
- Đồ uống có cồn:Rượu, bia…. Làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tạo cơ hội cho các virus phát triển nhanh hơn.
- Các loại hạt cây: các sản phẩm được chế biến từ đậu nành, sô cô la, yến mạch, mầm lúa mì, dừa, bột mì trắng và gelatin… bệnh nhân nên hạn chế sử dụng trong thời gian bị Zona thần kinh.
- Ngũ cốc tinh chế:những loại thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và làm vết thương lâu lành hơn.
Tốt nhất để tình trạng bệnh không phát triển quá nặng hoặc có cách điều trị an toàn, bạn nên đến các cơ sở y tế ngay khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh Zona thần kinh. Tuân thủ theo đúng những chỉ định của bác sĩ về loại thuốc điều trị, tần suất uống, thời gian điều trị, cách vệ sinh để không để lây nhiễm sang những vùng da xung quanh… giúp bạn hạn chế sự phát triển của bệnh.
Những thông tin trên chúng tôi vừa cung cấp về bệnh Zona thần kinh, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện và điều trị sớm tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.