13/05/2019 Người đăng : Lường Toán
Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và người già, đặc biệt tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới.
Viêm khớp dạng thấp (còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp) là tình trạng viêm đặc niệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp.
Đây là một trong những bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh này chiếm khoảng 0,5-2% dân số cả nước. Viêm khớp dạng thấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở độ tuổi trung niên và người già (chiếm 80%), tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này cũng cao hơn nam giới.
>> Có thể bạn đọc quan tâm:
Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và người già.
Theo các bác sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội, nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu do các yếu tố tác động tiêu cực đến tính kháng nguyên của màng hoạt dịch khớp, cụ thể:
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở những gia đình có bố mẹ mắc bệnh này cao gấp 2 -3 lần so với những gia đình khác.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có liên quan đến giới tính và lứa tuổi. Nghiên cứu cũng chỉ ra có tới 70-80% người mắc bệnh này đều là nữ giới, trong đó có tới 2/3 trường hợp là người trên độ tuổi 30.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp cũng khởi phát từ các tác nhân gây bệnh như nhiễm virus, vi khuẩn di truyền từ máu vào màng bao quanh khớp tạo ra chất gây viêm TNF-alpha và tạo phản ứng viêm tại khớp.
Tình trạng thiếu dưỡng chất kéo dài khiến cơ thể suy nhược, tác động tiêu cực tới cơ chế tự miễn cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…thói quen sinh hoạt ngược sinh học, stress…cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Một số yếu tố khác cũng tạo thuận lợi cho bệnh viêm khớp dạng thấp phát triển như cơ thể mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm lạnh, hậu phẫu hoặc sống trong môi trường khí hậu ẩm ướt…
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường diễn biến qua từng giai đoạn gồm giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát. Ở từng giai đoạn, triệu chứng viêm khớp dạng thấp cũng biểu hiện khác nhau, cụ thể:
Theo các bác sĩ, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng về mắt như hội chứng khô mắt, thậm chí gây mù lòa.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Một biến chứng nguy hiểm khác của viêm khớp dạng thấp là gây ra các bệnh về phổi. Tình trạng viêm của bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ làm tăng nguy cơ sẹo phổi mà còn gây ra tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và làm tăng huyết áp trong phổi.
Viêm khớp dạng thấp nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây nên các bệnh liên quan đến tim mạch như bệnh xơ vữa động mạch, tim tắc nghẽn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra, những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần.
Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ tổn thương thần kinh khá cao. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến phần trên của cột sống, các khớp cổ bị tổn thương có thể gây kích thích và tăng áp lực lên các dây thần kinh ở cột sống. Ngoài ra, bệnh này còn có nguy cơ ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi của não, cột sống và dây thần kinh giữa gây ra hội chứng ống cổ tay.
Một số loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp cũng làm giảm mật độ xương. Ngoài ra, lối sống ít vận động do bệnh viêm khớp dạng thấp cũng làm gia tăng nguy cơ loãng xương.
Viêm mạch máu cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp. Khi các mạch máu bị viêm, chúng sẽ thu hẹp lại hoặc bị yếu hơn, thậm chí các mạch máu bị viêm có thể ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu.
Với những người bệnh bị viêm khớp dạng thấp, các bác sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội khuyến cáo không nên nạp các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ (đồ ăn nhanh, đồ chiên xào), thực phẩm giàu đạm (thịt chó, thịt bò, canh cua…), các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá…), thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn , các loại cà, chuối tiêu.
Thay vào đó, nên ăn các loại thực phẩm giàu Flavonoids (rau, củ, quả), hoa quả giàu vitamin C, các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá mòi), ngũ cốc các loại (gạo lứt, lúa mạch đen..), thảo dược và gia vị (húng quế, bạc hà, mùi tây…)
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp mà Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ tại địa chỉ:
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/