Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bị trào ngược thực quản nên làm gì?


Bệnh trào ngược thực quản là bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng, nhất là người trưởng thành. Bệnh trào ngược thực quản có gì nguy hiểm? Nguyên nhân gây bệnh là gì?. Câu trả lời sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

Bệnh trào ngược thực quản thường diễn biến thầm lặng, kéo dài quản có thể để lại những tổn thương nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh trào ngược thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược gây tổn thương các cơ quan thực quản, miệng,..

Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
  • Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ợ hơi lúc đói thường xuyên
  • Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ.
  • Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.
  • Các triệu chứng xuất hiện khi ăn no khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau, tức ngực
  • Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Bệnh nhân có cảm giác ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng.
  • Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước.
  • Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn.
  • Người bệnh cũng dễ bị nôn hơn khi bị say tàu xe, hay dùng một số loại thuốc.
  • Đau ở đoạn thực quản phần chạy qua ngực. Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay
  • Triệu chứng này là thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Axit trào ngược lên gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực.
  • Khó nuốt
  • Khản giọng và ho bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và vướng ở cổ
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản khiến axit dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn
  • Miệng tiết ra nhiều nước bọt. Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để trung hòa axit. Đây là phản xạ tự nhiên của miệng gặp acid chua trào lên sau khi ợ chua.
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng và ho liên tục do dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày làm cho sưng tấy.
  • Người bệnh sẽ bị khản giọng, khó nói và lâu ngày chuyển thành ho.
  • Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu, hoặc chảy máu ở đường tiêu hóa
  • Khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng là biểu hiện của sự rối loạn thần kinh dạ dày.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-benh-thuong-gap

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp

Biến chứng

  • Có thể dẫn đến viêm thực quản, loét thực quản dạ dày
  • Các yếu tố làm viêm thực quản tiến triển bao gồm tính ăn mòn co thắt thực quản, thực quản Barrett
  • Ung thư biểu mô thực quản. của dịch trào ngược
  • Mất khả năng loại bỏ dịch trào ngược trong thực quản và chức năng bảo vệ của niêm mạc.
  • Một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có thể dịch trào ngược vào phổi

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

  • Thói quen sinh hoạt dùng các chất kích thích như cafein, rượu, thuốc lá
  • Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyền, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, thoát vị hoành
  • Bệnh lý dạ dày: nhiều bệnh lý dạ dày là nguyên nhân dẫn đến trào ngược thực quản như ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày, viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày
  • Tình trạng dư thừa acid hay sự quá tải bên trong dạ dày
  • Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu ( nước có gas, trứng, sữa, đồ ăn nhanh)
  • Thói quen ăn uống
  • Thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng
  • Stress
  • Mang thai

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm thay đổi chế độ ăn, các phương pháp thay đổi lối sống, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý ăn khoa học làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản.
  • Phương pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình.
  • Lựa chọn các thực phẩm có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột hay đạm dễ tiêu.
  • Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay.
  • Ăn thành từng bữa nhỏ đối với người có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: chanh, cam, dứa, hoa quả có hàm lượng axit cao và ít các sản phẩm từ sữa.
  • Thư giãn giảm stress có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.

Theo Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp