Thủy đậu là một căn bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè. Bởi vì căn bệnh khá lành tính nên không ít cha mẹ tự mua thuốc để điều trị cho trẻ tại nhà. Cách này có tốt hay không? Hãy nghe lời cảnh báo của bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y Hà Nội trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh gì?
Thủy đậu là loại bệnh về đường hô hấp do virus Varicella Zoster gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng khó lường như viêm phổi, nhiễm trùng, viêm não. Đặc biệt là dễ để lại những vết sẹo lõm xấu xí trên da, ảnh hưởng đến ngoại hình, nhất là nữ giới sẽ rất tự ti.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thuỷ đậu
- Bệnh có những biểu hiện khác nhau qua từng giai đoạn. Ban đầu người bệnh thường bị sốt kèm theo đau đầu và cảm thấy đau mỏi cơ. Đối với trẻ nhỏ thì ít xuất hiện những tình trạng này hơn.
- Sau đó bắt đầu nổi lên các nốt có nước bên trong, lan rất nhanh chỉ trong khoảng nửa hay một ngày. Nó bắt đầu mọc khắp hết cơ thể, trung bình là 100 – 500 nốt. Bình thường thì các nốt này sẽ khô đi rồi thành vảy và tự khỏi sau 5 ngày. Nếu nặng và tự xử lý tại nhà thì người bệnh dễ gặp nguy hiểm.
Có nên tự mua thuốc điều trị bệnh thủy đậu?
Cách đây không lâu, có một bệnh nhân 8X phải nhập viện cấp cứu do mua thuốc chữa sốt, đau đầu uống trong khi mình mắc bệnh thủy đậu. Các bác sĩ cảnh báo rằng, do triệu chứng tương tự nhau nên rất nhiều người lầm tưởng rồi tự mua thuốc về nhà uống, mãi đến khi không thấy khỏi thì mới bắt đầu đến BV. Tuy nhiên lúc này đã quá muộn, người bệnh có thể bị viêm não, viêm phổi, đe dọa tính mạng và để lại di chứng sau điều trị. Bởi vì sau đó, siêu vi thuỷ đậu vẫn sống dưới các hạch thần kinh dạng ngủ đông. Sau một thời gian dài cùng với các yếu tố khác thì chúng bắt đầu hoạt động lại và gây bệnh zona (giời leo).
Điều trị thủy đậu bằng cách nào?
Hiện tại, chưa có thuốc nào đặc trị bệnh thủy đậu nhưng nhờ cách chăm sóc và điều trị các triệu chứng thì vẫn có thể giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi lại trạng thái ban đầu.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<
Chăm sóc đúng cách là nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả
Chăm sóc người bị thủy đậu
- Cách ly trẻ, không cho bé chạm lên những nốt ban, không được làm vỡ tránh bội nhiễm, sẹo
- Rửa mũi thường xuyên, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh hiện tượng bội nhiễm
- Cho bé uống nhiều vitamin tổng hợp và các loại men vi sinh để tăng cường sức đề kháng.
- Bổ sung nhiều nước lọc và nước ép trái cây.
- Cho bé mặc những loại quần áo có vải mềm để hạn chế tối đa việc cọ xát với nốt ban thủy đậu, đặc biệt nên chọn những loại vải có thể thấm mồ hôi tốt.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhớ rửa kĩ tay chân, có thể tắm cho bé bằng lá kim ngân hay các loại thảo dược dân gian hay dùng; không dùng chung đồ dùng hằng ngày. Lưu ý, cần tránh gió và không được tắm quá lâu.
- Người bệnh cần kiêng đồ tanh, nếp hoặc thịt gà vì các vết bỏng sẽ mưng mủ nhiều nếu ăn những thực phẩm đó.
- Nơi nghỉ của bệnh nhân phải thoáng khí, có ánh nắng mặt trời.
- Khi bệnh mới khỏi thì cần tránh nắng hay gãi lên vùng bị tổn thương đồng thời bổ sung những nguyên tố vi lượng từ thực phẩm, cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người bị thủy đậu và nhớ rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn nếu chẳng may chạm vào các vết đó. Lưu ý, những bà mẹ mang thai cần cách ly tuyệt đối với người bệnh.
Điều trị bằng thuốc
- Lấy tăm bông chấm dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) lên các nốt đã bị vỡ.
- Sử dụng thuốc kháng histamin, ví dụ như dùng chlopheniramin, loratadine để chống ngứa, ngăn ngừa tình trạng dùng tay gãi trực tiếp lên vết bỏng.
- Nếu sốt cao và đau nhức thì dùng acetaminophen. Lưu ý không được dùng aspirin hay những loại thuốc có thành phần aspirin vì đây là những loại thuốc có tác dụng cực mạnh dễ gây tổn thương não và tử vong.
- Dùng thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi để kháng khuẩn, có thể nhỏ chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1% 2 – 3 lần/ ngày.
- Dùng thuốc kháng virus: Giai đoạn đầu: có thể cho bệnh nhân uống các loại thuốc chống virut để giảm các triệu chứng, liều dùng phụ thuộc vào tuổi tác, cân nặng. Nếu nghiêm trọng hơn thì có thể dùng acyclovir đường tiêm, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng vì có thể khiến bị bỗi nhiễm nghiêm trọng.
Ngoài ra, mỗi người nên chủ động phòng tránh bệnh bằng những thói quen lành mạnh như ăn uống khoa học, luyện tập hợp lý và nếu có thể thì nên sử dụng vắc xin để phòng ngừa thủy đậu vào mỗi kỳ dễ bùng phát dịch bệnh.
Một lần nữa khẳng định, Thủy đậu là một căn bệnh lành tính nhưng có thể để lại những di chứng nặng nề. Vì thế, tuyệt đối không được chủ quan khi bị sốt, vì biết đâu đó là những dấu hiệu ban đầu của bệnh. Hãy đi khám ngay khi có những biểu hiện không tốt cho sức khỏe.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/