Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi


Người cao tuổi là nhóm đối tượng cần phải nhận được sự quan tâm và chăm sóc của những người thân trong gia đình. Tuy nhiên do không cùng thế hệ và nhiều người vẫn chưa thể thấu hiểu được tâm tư, sức khỏe để có cách chăm sóc tốt nhất. Do vậy những thông tin này sẽ được chúng tôi cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Những lưu ý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi thì những bộ phận trong cơ thể không còn được linh hoạt như trước. Đặc biệt là về vấn đề bệnh tật, họ rất dễ đối mặt nhiều bệnh nguy hiểm. Do vậy việc phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu là rất cần thiết để kiểm soát và chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây là thông tin cần thiết:

Thường xuyên trò chuyện với người cao tuổi

>>Xem thêm: Bệnh phong thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đo chiều cao, cân nặng: Kế hoạch này được thực hiện mỗi năm một lần nhằm đánh giá được tình trạng sức khỏe chung cho người cao tuổi. Bên cạnh đó sẽ phát hiện sớm bệnh béo phì hay tình trạng suy dinh dưỡng, loãng xương ở mỗi người. Nếu như bạn thấy chiều cao của người cao tuổi mỗi năm thường giảm dần, lưng còng thêm thì có thể coi đó là dấu hiệu của bệnh loãng xương.

Đo huyết áp: nhằm chẩn đoán được một số bệnh lý về tăng huyết áp. Với những người đo lớn hơn 140/90 mmHg thì là bệnh tăng huyết áp. Mỗi lần đo huyết áp cho người cao tuổi thì bạn cần phải ghi chép những thông số lại.

Chụp X-quang phổi: Nghiên cứu cho thấy, bệnh về phổi xảy ra hầu hết ở khoảng 50% đến 70% ở người cao tuổi. Theo đó bạn nên thực hiện mỗi năm để có thể phát hiện, phòng ngừa và điều trị sớm những bệnh viêm phế quản mạn tính, ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính …

Đo điện tim: Những bệnh lý về tim mạch sẽ được phát hiện sớm thông qua đo điện tim mạch. Phương pháp này áp dụng hàng tháng nhằm nâng cao sức khỏe và kiểm soát bệnh tốt.

Đo mật độ xương: Điều này rất cần thiết với những người trên 60 tuổi, nhất là những người thấp nhỏ, phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh, hay những người thường xuyên dùng thuốc corticoid.

Thăm trực tràng: Với những người tuổi 50 trở lên thì nguy cơ bị ung thư đại tràng rất cao. Bởi vậy việc soi đại tràng là rất cần thiết.

Chăm sóc người cao tuổi như thế nào?

1. Người cao tuổi thường hay tủi thân

Một số nghiên cứu cho thấy những người cao tuổi thường phải đối mặt về những thay đổi trong tâm sinh lý, tâm lý. Đó là những thay đổi của việc nghỉ hưu, họ không còn được làm việc như trước không được tiếp xúc với nhiều người. Việc ở nhà cả ngày khi con cháu đi làm đi học nữa rất dễ khiến họ bị tủi thân, cảm thấy không được tôn trọng, thường cáu gắt.

Hiểu được vấn đề này thì con cái nên gần gũi với người cao tuổi hơn, tạo cơ hội cho họ được tiếp xúc với nhiều người lứa tuổi khác nhau; việc thường xuyên trò chuyện và bàn luận về những điều họ thường quan tâm; luôn luôn lắng nghe, chia sẻ và ủng hộ họ.

2. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối

Người cao tuổi thường ăn uống không cảm thấy ngon miệng, khiến cho việc hấp thu kém, đó là lý do họ rất dễ sụt cân, sức khỏe suy yếu. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không thể thiếu về việc bổ sung chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp, đầy đủ và cân đối.

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi đa dạng và cân đối

Cần phải đảm bảo theo nguyên tắc: chia nhỏ bữa ăn của trong ngày thay vì 3 bữa ăn chính, như thế họ sẽ dễ hấp thu được các dưỡng chất hơn. Bên cạnh đó thực phẩm cần phải được đa dạng để có thể bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết. Chú ý trong quá trình chế biến món ăn không nên để mặn quá, hoặc lạnh hoặc nóng quá cũng sẽ không tốt, không nhiều dầu mỡ…

Mỗi người cao tuổi sẽ có thể trạng mỗi khác nhau do vậy mà nhu cầu dinh dưỡng của họ cũng rất khác nhau, chỉ có những chuyên gia y tế mới nhận biết thông qua việc thăm khám và kiểm tra. Người cao tuổi thường có những đặc thù riêng về thể chất nên ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì bạn có thể bổ sung thêm cho họ những dưỡng chất thiết yếu thông qua một số loại thực phẩm chức năng, hay dùng các loại sữa công thức cho người cao tuổi để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối..

3. Vận động và rèn luyện

Nhiều người cho rằng với những người lớn tuổi thường cần phải được nghỉ ngơi và hưởng an nhàn, không phải làm việc. Tuy nhiên nếu họ không được vận động thường xuyên về trí não và thân thể thì sức khỏe của người cao tuổi cũng sẽ nhanh chóng bị suy giảm, khiến cho họ dễ gặp phải một số bệnh lý không tốt, nhanh quên và không còn được chủ động điều khiển về tâm trí.

Cách tốt nhất là hãy để cho những người cao tuổi được làm những việc vừa sức mà họ yêu thích. Việc của bạn là thường xuyên trò chuyện, cùng xem TV, đọc báo và tham gia bình luận những vấn đề mà họ quan tâm như vậy sẽ giúp cho trí óc luôn được hoạt động. Nếu được hãy khuyên họ cũng tham gia rèn luyện với một số bộ môn như thể dục dưỡng sinh, yoga, đi bộ mỗi ngày …để tăng cường sức khỏe

Có thể thấy việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên nếu như bạn có đủ tình yêu thương, quan tâm và chăm sóc thì sẽ biết cách giúp họ phát triển thể chất và sức khỏe tốt nhất.