Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bị nhiệt miệng phải làm sao?


Chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần bị nhiệt miệng, thậm chí có người còn bị thường xuyên. Vậy nhiệt miệng là gì?Bị nhiệt miệng phải làm sao?. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay có tên gọi khác là loét áp-tơ là một vết loét hoặc vết rộp nhỏ ở niêm mạc miệng. Chúng phát triển trên các mô mềm bao quanh ở vùng miệng trong miệng hoặc ngay trên nướu. Nhiệt miệng không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ.

nhung-vet-nhiet-mieng-thuong-co-mau-vang-trang-hay-vien-mau-do

Những vết nhiệt miệng thường có màu vàng, trắng hay viền màu đỏ

Các vết loét miệng thường có kích thước nhỏ và gây đau. Nhiều người coi nhiệt miệng căn bệnh thường gặp ám ảnh khi chúng ảnh hưởng đến việc ăn uống. Những vết nhiệt miệng thường có màu vàng, trắng hay viền màu đỏ. Nhiệt miệng thường gây ra đau đớn bên trong miệng.

Theo chuyên gia y dược tại Cao đẳng Dược TPHCM, không giống với mụn nước hay viêm loét miệng do Herpes Virus gây ra, nhiệt miệng không hoàn toàn không có tính lây lan. Vết loét sẽ không ăn sau vào lớp biểu mô miệng. Chỉ khi có sự cọ xát, vết loét sẽ gây ra đau cho người bệnh, đặc biệt là khi ăn các loại thực phẩm có vị mặn, chua và cay.

Nhiệt miệng thường có hai loại:

  • Vết loét đơn giản: Bất cứ ai cũng có thể bị loét, chúng có thể xuất hiện 3 – 4 lần/năm và kéo dài đến một tuần.
  • Các vết loét phức tạp: Loại này xảy ra phổ biến ở những người trước đây đã từng mắc chúng.

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện một vết loét nhỏ có màu trắng hoặc vàng hoặc xuất hiện một vùng da đỏ gây đau trong miệng. Đôi khi xuất hiện những vết loét lớn, đau buốt, sốt cao, thậm chí là tiêu chảy, phát ban, đau đầu.
  • Có cảm giác râm ran trong miệng, đau miệng, ăn đồ mặn sẽ cảm thấy xót, đau, khó chịu.
  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ ở những vị trí như:
    • Mặt trong của má và môi
    • Đáy nướu
    • Lưỡi
    • Mặt trên của miệng

Nguyên nhân bị nhiệt miệng

Các tác nhân có thể khiến bạn bị nhiệt miệng bao gồm:

  • Bệnh celiac, rối loạn đường ruột nghiêm trọng do nhạy cảm với gluten, một loại protein có trong hầu hết các loại ngũ cốc
  • Vô tình cắn vào má.
  • Căng thẳng.
  • Thay đổi hoóc môn (nội tiết tố).
  • Thiếu vitamin B, kẽm, axit folic hoặc sắt.
  • Tổn thương do vệ sinh răng miệng (đánh răng quá mạnh).
  • Những thực phẩm gây tổn thương vùng miệng (thường là đồ ăn chua, đồ ăn cay).
  • Do vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori.
  • Virus ức chế miễn dịch như HIV hoặc AIDS.
  • Nhiệt miệng cũng xảy ra khi bạn mắc phải một số bệnh như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc một số vấn đề về viêm ruột.
  • Bệnh Behcet, một rối loạn hiếm gặp gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả miệng
  • Hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong miệng chẳng hạn như virus và vi khuẩn
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate
  • Nhạy cảm với thực phẩm như sô cô la, cà phê, dâu tây, thực phẩm cay hoặc axit trứng, các loại hạt, phô mai.
  • Chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt
  • Nhiễm Helicobacter pylori, cùng loại vi khuẩn gây loét dạ dày
  • Một vết thương nhỏ ở miệng do các thủ thuật nha khoa, vô tình cắn má
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng

Hay bị nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Nếu hay bị nhiệt miệng mà không điều trị nhiệt miệng trong vài tuần trở lên bạn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng khác như:

  • Mệt mỏi
  • Vết loét lan ra ngoài miệng
  • Sốt
  • Khó chịu hoặc đau khi nói chuyện, đánh răng hoặc ăn
  • Viêm mô tế bào

Hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa tư vấn nếu như vết loét khiến bạn đau không thể chịu đựng được, ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan nghiêm trọng, do đó phải điều trị nhiệt miệng do nhiễm trùng kịp thời.

 

bi-nhiet-mieng-co-nguy-hiem-khong

Bị nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Cách xử lý tại nhà khi bị nhiệt miệng

Thông thường nhiệt miệng sẽ tự lành mà không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên nếu tình trạng nặng thì có thể áp dụng một vài phương pháp sau:

  • Sử dụng nước súc miệng chứa steroid dexamethasone hoặc capocaine để giảm đau, kháng viêm. Bạn có thể tự làm nước súc miệng tại nhà bằng các nguyên liệu như baking soda, nước ép lô hội và nước ấm, súc miệng trong 10 -15 giây và thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng.
  • Pha nước muối súc miệng hàng ngày: Nước muối có tính sát khuẩn cao lại an toàn. Pha một đến hai thìa cà phê muối vào 2/3 ly nước lọc rồi khuấy đều cho muối tan hết. Ngậm một ngụm trong miệng khoảng 10s, lặp lại vài lần, không được nuốt. Thực hiện ngày 2 - 3 lần bạn sẽ thấy hiệu quả cực kỳ nhanh chóng.
  • Uống thuốc trị nhiệt miệng theo toa khi vết loét trở nặng
  • Dùng thuốc bôi nhiệt miệng để giảm đau, đồng thời đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét
  • Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm
  • Đốt vết loét miệng
  • Áp dụng phương pháp chườm lạnh: Đá lạnh cũng có tác dụng giảm đau và sưng. Bạn đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau để bạn thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Dùng trà để chữa nhiệt miệng: Hoạt chất tannin có trong trà có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm
  • Một số dược liệu có thể áp dụng để điều trị nhiệt miệng như mật ong, nước ép rau ngót, cỏ nhọ nồi
  • Uống các loại nước: Bạn nên uống nhiều nước và đặc biệt là các loại nước như nước cam, nước rau ngô, nước chanh... sẽ giúp liền vết nhiệt miệng nhanh hơn.
  • Đun 2-3 quả khế sau đó lấy nước khế chua ngậm giúp chữa lành các vết nhiệt miệng 1 cách nhanh chóng.
  • Mật ong: Mật ong có tác dụng chữa nhiệt miệng rất tốt. Bạn có thể pha mật ong với nước ấm sau đó nhấp chút một. Ngoài ra, bạn còn có thể bôi trực tiếp mật ong vào vết nhiệt miệng, kết hợp mật ong với tinh bột nghệ sau đó đắp lên vết nhiệt miệng 2 - 3 lần 1 ngày.
  • Kiêng một số đồ ăn nướng - rán hoặc đồ cay nóng - chua. Các đồ ăn này sẽ khiến vết nhiệt miệng của bạn nghiêm trọng hơn.
  • Nước oxi già: Pha loãng oxi già với nước tỷ lệ 1:1 sau đó dùng dung dịch này chấm và vết loét miệng. Lưu ý khi dùng cách này thì sau 1 tiếng bạn hãy nên ăn uống nhé.
  • Bã chè khô: Bạn dùng bã chè khô đắp vào nơi bị nhiệt miệng, bã chè khô có chứa chất Tannin - các chất này rất hiệu quả trong việc chữa nhiệt miệng.
  • Giấm táo: Giấm táo còn được coi là 1 loại kháng sinh tự nhiên khi điều trị nhiệt miệng. Pha giấm táo với nước ấm với tỷ lệ 1:1 và xúc miệng hàng ngày. Trong giấm táo có chứa các Axit Acetic có khả năng diệt vi khuẩn và gia tăng lợi khuẩn.

Thực phẩm nào nên tránh khi bị nhiệt miệng?

Những món đồ cay nóng

Ăn nhiều thức ăn cay chứa nhiều ớt khi bị nhiệt miệng cũng là một nguyên nhân gây phỏng miệng, lở miệng. Những người đang bị lở miệng nếu ăn đồ cay nóng sẽ khiến vết thương bị mưng mủ và lở loét miệng.

Những chất kích thích như thuốc lá, cà phê

Những người thường xuyên hút thuốc lá và uống cà phê khoảng 80% bị lở miệng do chúng gây áp lực lên dạ dày và thực quản. Vì thế khi bị lở miệng nếu uống cà phê hoặc hút thuốc lá sẽ khiếnbị  tình trạng nhiễm trùng vết thương thậm chí gây loét miệng

Những thức uống có cồn như rượu bia

Nếu như bạn đang lở miệng thì nên kiêng rượu bia ngay. Uống nhiều rượu bia khi bị nhiệt miệng không những làm tình trạng lở miệng thêm trầm trọng mà nó còn làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Hạn chế thức ăn dầu mỡ

Những loại thực phẩm giàu dầu mỡ, có thể, tăng số lượng vi khuẩn không lành mạnh và giảm số lượng lợi khuẩn. Làm hỏng hệ vi sinh vật trong khoang miệng làm cho vết loét miệng càng thêm trầm trọng.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học giúp các vết nhiệt miệng mau lành

Một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp hạn chế xuất hiện nhiệt miệng cũng như mau lành các vết loét. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp trong phòng và điều trị nhiệt miệng như sau:

- Tránh các loại thực phẩm có tính mài mòn, có tính acid hoặc đồ cay nóng.

- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khi đánh răng nên nhẹ nhàng, chọn bàn trải mềm tránh tổn thương niêm mạc miệng.

- Chọn thực phẩm lành mạnh, hãy ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Để giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng,

- Chế độ ăn nhiều rau xanh, bổ sung nước ép hoa quả, vitamin để hạn chế cơ thể bị nhiệt

- Nghỉ ngơi điều độ tránh stress.

- Đánh răng thường xuyên sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần có thể giữ cho miệng sạch sẽ. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bạn cũng tránh dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.

- Bổ sung thêm các loại vitamin B: Theo nghiên cứu, vitamin B1, vitamin B12 được coi như 1 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Bạn nên sử dụng vitamin B12 1 mg/ngày và thời gian trong vòng 6 tháng.

- Hãy thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như thiền và yoga.

- Sữa chua: Sữa chua có chữa nhiều lợi khuẩn tốt cho cơ thể nên mỗi ngày bạn hãy ăn 1 cốc sữa chua sẽ giúp chữa lành các vết nhiệt này.