Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh Whitmore là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh chính xác


Bệnh Whitmore trong thời gian gần đây có sự phát triển đáng kể là mối nguy hại đến tính mạng của người bệnh. Trên thực tế bệnh Whitmore được phát hiện từ nhiều năm về trước nhưng mới đây thì loài vi khuẩn này đang có sự phát triển mạnh mẽ.

Bệnh Whitmore là gì?

Bệnh Whitmore còn được gọi với tên khác là bệnh Melioidosis, do một loại vi khuẩn có tên khoa học Burkholderia pseudomallei gây nên . Đây là một bệnh nhiễm trùng nặng có khả năng đe dọa đến tính mạng. Loại vi khuẩn gây bệnh gram âm này có hình que, hiếu khí đồng thời có khả năng di động tốt. Theo nghiên cứu thì vi khuẩn này thường sống tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, nhất là vùng Đông Nam Á và Bắc Úc.

Thực tế bệnh Whitmore tồn tại nhiều năm nay, cụ thể vào hơn 100 năm trước đó thì vi khuẩn Burkholderia pseudomallei được tìm thấy bởi Alfred Whitmore. Tuy nhiên những triệu chứng lâm sàng ít cùng với trình độ chuyên môn thời kỳ đó chưa đối phó được căn bệnh này khiến cho nó từng có thời gian bị lãng quên. Trong năm vừa qua thì căn bệnh này một lần nữa bùng phát mạnh khiến cho hơn 20 người Việt Nam mắc phải ( thông tin được ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai ). Trong đó có nhiều ca tử vong khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, điều này làm rấy lên một mối lo ngại và nhiều người tìm hiểu về căn bệnh này.

Vi khuẩn Whitmore

>>Xem thêm: Thuốc Ventolin có tác dụng gì? Cách dùng và liều dùng an toàn

Trong dân gian thường gọi bệnh Whitmore là bệnh vi khuẩn “ăn thịt người”. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá nguy hiểm. Loài vi khuẩn gây bệnh này thường sống trên bề mặt nước và trong đất nhất là bùn đất, chúng có khả năng lây sang người qua những vết trầy xước trên da. Đặc biệt là chúng có thể lây qua đường hô hấp nếu như người bệnh hít phải những hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí mà có chứa vi khuẩn khi vào mùa mưa.

Thống kê cho thấy những người nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore có tỷ lệ tử vong rất cao từ 40-60% nếu không được phát hiện kịp thời. Không ít trường hợp người bệnh nhiễm khuẩn cấp có thể bị tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Giải thích về bệnh “ăn thịt người” này thì các chuyên gia dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội cho rằng loại vi khuẩn này có khả năng làm hoại tử các mô trong cơ thể, ở da khiến cho các mô bị chết hây ra những viêm loét hay áp xe. Nhất là khi vi khuẩn vào phổi thì gây viêm phổi, trong máu thì gây nhiễm trùng máu,… Điều quan trọng là những triệu chứng bệnh Whitmore thường rất giống những bệnh khác khiến cho việc chẩn đoán bệnh Whitmore thường bị sai và chậm. Qua đó diễn biến của bệnh cũng rất khó lường khiến cho nhận thức của người dân về tình trạng bệnh này chưa được chú trọng gây ra nhiều hiểu lầm và hoang mang trong cộng đồng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Whitmore

Thường những người mắc bệnh Whitmore xuất hiện các triệu chứng sốt cao, đau tức ngực, đau dạ dày, và, viêm mang tai kèm theo tình trạng đau cơ khớp, đau đầu và co giật. Những dấu hiệu trên thường bị nhầm lẫn với bị quai bị nên khó khăn trong việc kiểm soát. Khi mà người dân hiện nay vẫn có xu hướng tự điều trị bệnh tại nhà.

Khi vi khuẩn Whitmore di chuyển vào các bộ phận khác nhau sẽ gây ra triệu chứng khác. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất.

  • Nhiễm trùng phổi: Tình trạng nhiễm trùng phổi có thể là hậu quả của viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau ngực, nhức đầu, khó thở, chán ăn, ho và đau nhức cơ.
  • Nhiễm trùng cục bộ: xuất hiện các triệu chứng đau hoặc sưng tại một số vùng nhất định (khu trú) như tuyến mang tai khiến cho dễ bị nhầm lẫn với quai bị đồng thời nằm bên dưới và phía trước tai.
  • Nhiễm trùng trên da hay còn gọi là viêm mô tế bào: Người bệnh có xuất hiện những dấu hiệu đau hoặc sưng, có thể bị loét và áp xe, kèm theo triệu chứng sốt và đau cơ.
  • Nhiễm trùng máu: xảy ra do bị vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào máu khiến cho người bệnh xuất hiện những triệu chứng gồm: đau đầu, sốt cao rét run, đau họng, khó thở, tiêu chảy, đau vùng bụng trên, đau khớp hay đau cơ cùng với những vết loét xuất hiện mủ trên da…
  • Nhiễm trùng lan tỏa: nguyên nhân là do vết loét hình thành tại nhiều bộ phận khác nhau nằm rải rác trên cơ thể khiến cho người bệnh bị đau đầu, sụt cân, co giật đồng thời gây đau ở một số bộ phận khác như ngực, dạ dày, cơ và khớp.

Nguyên nhân gây bệnh Whitmore

Đa số các ca bị lây nhiễm Whitmore đều xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến như sau:

Vi khuẩn Whimore thường ở trong đất
  • Người bệnh từng dính vào nước mưa hay hít phải bụi bẩn có chứa vi khuẩn Whitmore.
  • Xuất hiện những vết trầy xước trên da nhất là khi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, chứa chất thải hay hóa chất, xuất hiện nhiều tại các vùng ao hồ, đầm lầy hay đồng ruộng.

Vi khuẩn Whitmore thường rất ít lây truyền từ người sang người hay từ động vật sang người qua đường không khí. Bởi vậy mà bệnh không phát triển thành dịch hay đại dịch như nhiều người lo lắng.

Biến chứng nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore

Như ở trên đã chia sẻ thì bản chất của vi khuẩn ăn thịt người này tuy không có khả năng gây ra dịch bệnh. Tuy nhiên bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề như tổn thương phổ hay nhiễm trùng huyết gây ra những triệu chứng như bệnh lao phổi. Thậm chí người bệnh có thể sẽ bị cắt bỏ chi hoặc tử vong ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh.

Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore tiến triển rất nhanh trong cơ thể người bệnh. Chúng sẽ làm hủy hoại phần mô của cơ và trên da của người bệnh. Hiện nay phương pháp chẩn đoán bệnh cần phải dựa trên tiền sử bệnh lý cấy vi khuẩn từ máu, dịch hay mủ để xác định. Phương pháp điều trị hiện nay là người bệnh sẽ phải dùng kháng sinh liều cao trong thời gian dài trong khoảng từ 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả thì người bệnh cần phải duy trì dùng kháng sinh duy trì từ 3 đến 6 tháng qua đó giúp phòng tỷ lệ tái phát. Dù vậy thì không phải bất cứ trường hợp nào tiếp xúc với vi khuẩn cũng sẽ mắc bệnh. Trong đó tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất nằm trong nhóm người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh lý gan-thận mạn tính, nghiện rượu bia, bệnh ung thư hay một số nhóm bệnh lý gây suy giảm miễn dịch là đối tượng có nguy cơ cao.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh Whitmore và cách điều trị hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!