Hiện nay, số lượng nữ giới mắc bệnh viêm bàng quang có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng viêm bàng quang? Để tìm hiểu kĩ hơn, bạn đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.
Bệnh viêm bàng quang ở nữ có nguy hiểm hay không?
Có thể nói, phụ nữ nào cũng từng trải qua tình trạng khó chịu khi đi tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần. Đây là một vài triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Triệu chứng của viêm bàng quang
Viêm bàng quang cấp tính
Viêm bàng quang cấp tính là tình trạng vi khuẩn gây ra, viêm bàng quang xảy ra đột ngột, thường thường được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
Phụ nữ dễ bị viêm bàng quang cấp tính hơn vì đường dẫn nước tiểu ngắn nên bệnh ở vùng hậu môn di chuyển dễ dàng đến bàng quang.
- Nước tiểu đục là một trong những triệu chứng của viêm bàng quang cấp tính
- Sốt: những cơn sốt nhẹ kèm những cơn rùng mình, ớn lạnh.
- Rối loạn chức năng tiểu tiện: tiểu liên tục, tiểu với lượng ít trong nhiều ngày
- Bất thường trong nước tiểu: nước tiểu đục, đôi khi có lẫn máu nếu viêm bàng quang xuất huyết.
Viêm bàng quang mạn tính
Viêm bàng quang cấp tính triệu chứng bao gồm:
- Xương mu, xương chậu bị đau tức.
- Xơ hóa bàng quang, thành bàng quang dày lên.
- Có hiện tượng tiểu són, tiểu ngắt quãng, dòng nước tiểu nhỏ, tiểu buốt.
- Độ đàn hồi bàng quang bị suy giảm.
- Nước tiểu đục, tiểu ra máu, cơ thể sốt.
- Đau khi giao hợp
- Đau lưng: số lượng bạch cầu tăng cao khi bàng quang bị tổn thương gây ra cho người bệnh cảm giác mệt mỏi.
- Bất thường vùng xương chậu: nước tiểu đầy khiến vùng xương mu đau, cảm thấy lạnh, nhức buốt.
Viêm bàng quang xuất huyết
Là tình trạng tổn thương mạch máu và biểu mô bàng quang bởi các thuốc hoặc bệnh như cyclosporin, cyclophosphamide độc tố, phóng xạ
Viêm bàng quang thường phổ biến ở nữ
Triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Khó tiểu, tiểu không tự chủ.
- Tiểu máu, có hoặc không có cục máu đông.
- Tiểu đêm xảy ra hai hoặc nhiều lần trong một đêm
- Nhiễm trùng bàng quang
- Đau bụng mơ hồ, mệt mỏi do thiếu máu.
Các nguyên nhân khác gây nhiễm trùng bàng quang
- Viêm bàng quang kẽ
- Do đặt ống thông tiểu
- Do thuốc: các loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide và ifosfamide
- Do hóa chất: như tắm bồn với xà phòng tạo bọt, sản phẩm vệ sinh phụ nữ
- Do xạ trị, đặc biệt là xạ trị vùng khung chậu
- Viêm bàng quang do biến chứng của bệnh khác như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc tổn thương tủy sống
Đường lây truyền bệnh viêm bàng quang
- Viêm ngược dòng từ niệu đạo đi lên
- Từ đường máu: do E.coli hoặc nhiễm khuẩn huyết gây ra
- Viêm thận lan xuống
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ viêm bàng quang, bao gồm:
- Đang mãn kinh
- Giới tính: viêm bàng quang xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới
- Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài
- Đang trong thời kỳ mang thai
- Tuổi tác: nguy cơ bị viêm bàng quang tăng dần theo độ tuổi
- Phì đại tiền liệt tuyến
- Bất động lâu ngày
- Bị bệnh đái tháo đường, đang điều trị ung thư
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Có sỏi trong bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản
- Do vệ sinh không đúng cách
Phân biệt viêm bàng quang với các bệnh khác
Viêm niệu đạo:
- Tiểu khó, đặc biệt có tiểu mủ ở đầu bãi nhưng cấy vô trùng.
Viêm âm đạo:
- Tiểu khó, có khí hư, ngứa.
- Thường không tiểu lắt nhắt.
- Đau khi giao hợp.
Viêm đài bể thận:
- Nước tiểu có khi tiểu ra mủ, ra máu.
- Hội chứng nhiễm trùng rầm rộ.
- Đau hố thắt lưng, mạn sườn
- Thường đau âm ỉ một bên, có thể đau 2 bên, bên nhiều bên ít.
Theo Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp