Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh Paget ở xương nguy hiểm như thế nào?


Bệnh Paget ở xương là một tên khá xa lạ với nhiều người nên chắc hẳn có nhiều bạn chưa biết rõ đây là bệnh gì, có nguy hiểm không, biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp tường tận trong bài viết dưới đây.

Bệnh Paget ở xươngBệnh Paget ở xương ảnh hưởng đến cấu trúc của xương khớp

Bệnh Paget ở xương là gì?

Bệnh Paget ở xương là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong cơ chế hình thành cấu trúc xương. Theo quy luật tự nhiên, các tế bào cũ sẽ lão hóa và được thay thế bởi tế bào mới. Nhưng khi mắc bệnh này, nó sẽ tác động ngược lại, xương bị yếu, dễ gãy, nhất là vùng cột sống, xương chậu, chân và xương cổ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Paget ở xương

Khi bị Paget ở xương, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Đau các khớp, đau xương cổ
  • Chân bị biến dạng khác thường
  • Xương sọ và đầu bị to ra
  • Các xương đều yếu và dễ bị gãy
  • Chiều cao bị giảm đi
  • Vùng da tổn thương bị ảnh hưởng

Ngoài ra, mọi người có thể mắc các triệu chứng khác không được liệt kê trong danh sách trên. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết thì hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.

Gặp bác sĩ khi nào? Nếu cảm thấy vùng xương khớp bị đau hoặc yếu ớt hay chân tay bị tê, xương bị biến dạng, hãy nói với bác sĩ để được chẩn đoán, chỉ định liệu pháp điều trị phù hợp.

Bệnh Paget ở xương do nguyên nhân nào gây ra?

Tính đến thời điểm hiện tại, ngành Y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, người ta đã tìm thấy những yếu tố về gen và các loại virus có ảnh hưởng đến bệnh này. Họ đã đưa ra giả thuyết do đột biến gen SQSTM1  là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này. Nó cũng có thể bị kích thích và phát triển bởi nhiều yếu tố khác như do bệnh sởi, bệnh về đường hô hấp hoặc do bị nhiễm virus từ lúc nhỏ.

Những người dễ mắc bệnh Paget ở xương:

Độ tuổi, giới tính nào đều có thể bị mắc bệnh này nhưng nó thường xảy ra ở châu Âu, New Zealand và châu Úc. Nữ giới ít gặp hơn nam giới. Cách phòng ngừa bệnh này là cố gắng giảm thiểu các yếu tố tăng nguy cơ. Mọi người nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Nguy cơ càng tăng với những trường hợp sau đây:

  • Giới tính: tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ
  • Độ tuổi: những người trên 40 dễ mắc hơn người bình thường.
  • Sắc tộc: bệnh phổ biến hơn ở các nước châu Úc, châu Âu và New Zealand
  • Gia đình từng có người mắc bệnh này

Nếu bạn không có những yếu tố nguy cơ kể trên không đồng nghĩa với việc bạn không mắc bệnh. Mỗi người nên đi khám, kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi chính xác về bệnh tình, nhờ đó phát hiện và chữa trị khi còn sớm.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

Bệnh Paget ở xươngBệnh Paget ở xương khiến xương dễ bị mùn và gãy

Bệnh Paget ở xương được điều trị theo cách nào?

Cách điều trị bệnh Paget ở xương tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể. Vì vậy những thông tin sẽ viết dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Trước hết, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách thu thập thông tin kết hợp với việc làm các thủ tục xét nghiệm để xác định được những gì bất thường ở xương. Nếu tiền sử gia đình có người mắc phải thì khả năng bạn mắc bệnh này cao hơn so với bình thường.

Có những trường hợp bệnh này không cần chữa trị mà vẫn khỏi. Nếu người bệnh có dấu hiệu không bình thường về máu nhưng không có triệu chứng nào nguy hiểm thì có thể không nhất thiết phải điều trị. Nếu có chỉ cần dùng những loại thuốc giảm đau ibuprofen, acetaminophen.

Nếu người nào mắc những triệu chứng nặng thì cần dùng đến những loại thuốc calcitonin, bisphosphonates. Những thuốc này sẽ giúp ngăn chặn được quá trình gãy xương và điều trị bệnh khá hiệu quả.

Những trường hợp hiếm, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để chỉnh xương hay bó lại xương bị gãy

Chế độ ăn uống phòng bệnh

Bệnh có thể được kiểm soát nhờ chế độ ăn uống và thói quen lành mạnh.

  • Chuẩn bị nệm êm để giữ cho xương được cố định và có chỗ tựa vững chắc khi đi ngủ
  • Tăng cường tập luyện để duy trì cân nặng và sức khỏe
  • Mọi người nên hỏi bác sĩ để biết những bài tập thể lực phù hợp
  • Tránh bị ngã hay chấn thương dù là nguyên nhân gì
  • Nếu còn thắc mắc về phương pháp điều trị hay cách nhận biết bệnh, hãy đến các cơ sở Y tế để được bác sĩ giải đáp.

Tóm lại bệnh Baget ở xương là tình trạng cấu trúc, chức năng của xương bị rối loạn gây yếu, dễ gãy, vụn. Xương được xem là trụ cột của cơ thể. Do đó mọi người cần đề phòng, phát hiện và chữa bệnh này khi còn đang nhẹ.

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/