Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh hẹp van hai lá có nguy hiểm không? Phương pháp nào để điều trị?


Ở Việt Nam số lượng người mắc bệnh hẹp van hai lá khá nhiều. Nhưng chắc còn nhiều người thắc mắc và muốn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh hẹp van hai lá. Nguyên nhân  gây ra bệnh  hẹp van hai lá là gì? triệu chứng nhận biết ra sao? Bệnh có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị ra sao?... Tất cả băn khoăn sẽ được giải đáp dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé!

1. Nguyên nhân bệnh hẹp van hai lá là gì?

Hẹp van tim là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim. Trong đó hẹp van tim 2 lá là 1 loại trong số dạng hẹp van tim.

Hẹp van hai lá là tình trạng van hai lá bị hẹp không thể mở hoàn toàn được, làm giảm lưu lượng máu từ buồng tim phía trên, bên trái xuống buồng tim phía dưới, bên trái. Bệnh này thường xuyên gặp phải trong số các bệnh về tim mạch.

Nguyên nhân bệnh Hẹp van hai lá

Có nhiều nguyên nhân bệnh hẹp van hai lá:

  • Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh hẹp van hai lá là do thấp khớp, thấp tim vì nhiễm liên cầu A gây ra.

  • Do bẩm sinh van hai lá hình dù làm cho một cột cơ mà tỏa ra dây chằng tới cả hai lá làm van hẹp, do trên van có vòng thắt.

  • Dị tật tim bẩm sinh: bất thường của van tim đã xuất hiện từ thời kỳ phôi thai.

2. Triệu chứng của bệnh hẹp van hai lá

benh-hep-van-hai-la
Bệnh hẹp van hai lá

Bệnh hẹp van hai lá có thể dễ dàng nhận biết qua một vài triệu chứng phổ biến dưới đây:

  • Xơ hóa van tim: tình trạng các mảng Canxi, mô mỡ và các khoáng chất dư thừa bám tại van. Điều này làm các van tim cứng và hẹp lại đóng mở kém linh hoạt. 

  • Tim có thể loạn nhịp hoàn toàn do rung nhĩ, tim đập nhanh bất thường và đánh trống ngực.

  • Thấy khó thở, đặc biệt khi nằm xuống và ngủ về đêm thì càng khó thở nhiều hơn.

  • Cơn hen tim và phù phổi cấp: có thể xuất hiện sau gắng sức, bệnh nhân khó thở dữ dội, có thể nghe thấy tiếng rít ở phổi, rale ẩm hai trường phổi, có thể ho ra bọt hồng. Cần xử trí cấp cứu ngay.

  • Do trong phế quản áp lực của nhĩ trái làm tĩnh mạch nhỏ bị giãn ra dẫn đến xuất hiện tình trạng ho ra máu.

  • Khàn tiếng, đau họng, khó nuốt và chán ăn mặc dù rất đói: Do thực quản bị nhĩ trái đè lên khi nó giãn nở to.

  • Choáng váng, ngất xỉu là biểu hiện dễ nhận thấy hơn cả.

  • Xuất hiện các triệu chứng sưng mắt cá chân, bàn chân sưng to ở những bệnh nhân đã vào giai đoạn nặng.

  • Biến chứng nguy hiểm sẽ dẫn đến biến cố tắc mạch: do nhĩ trái giãn, dễ hình thành huyết khối trong buồng tim và gây ra tai biến mạch não, tắc mạch chi. Nguy cơ tắc mạch cao hơn nếu kèm theo rung nhĩ.

3. Hẹp van 2 lá có nguy hiểm không?

Nếu không phát hiện  ra bệnh để kịp thời điều trị thì bệnh nào cũng có những biến chứng nguy hiểm. Bệnh hẹp van tim cũng tương tự nếu không được điều trị tốt sẽ làm gia tăng áp lực lên trái tim và làm giảm lưu lượng máu đi nuôi cơ thể, một vài biến chứng như:

- Suy tim: Tim của người bệnh sẽ bị suy yếu dần do luôn phải cố gắng để vận chuyển máu qua hai van hẹp.

- Rối loạn nhịp tim: như rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu… nhiều trường hợp rối loạn nhịp có thể đe doạ tính mạng của người bệnh và khiến người bệnh phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.

- Biến chứng từ cục máu đông: cục máu đông sẽ được hình thành từ phần máu ứ đọng không được bơm hết chúng có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm hơn nữa như nhồi máu cơ tim (tắc mạch vành tim), đột quỵ (tắc mạch não), thuyên tắc phổi (mạch ở phổi)…

benh-hep-van-hai-la
Có cách nào để điều trị bệnh hẹp van hai lá?

4. Cách điều trị bệnh hẹp van tim

Trước khi chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một và xét nghiêm để giúp chẩn đoán bệnh chính xác:

  • Siêu âm doppler tim: Đây là một kỹ thuật cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác. Nhờ vào siêu âm này mà xác định được diện tích lỗ van, chênh áp qua van, mức độ vôi hóa van và từ đó quyết định được phương pháp điều trị.

  • Ngoài ra sẽ có các kỹ thuật khác để chẩn đoán bệnh như Siêu âm tim qua thực quản, Điện tim, X-quang ngực...

Một vài phương pháp điều trị bệnh van 2 lá:

Thuốc điều trị hẹp van tim

Thuốc chưa chắc có thể điều trị được dứt điểm việc hep van tim nhưng nó có thể làm giảm triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc có thể được sử dụng trong điều trị hẹp van tim là:

Thuốc chống đông máu: giúp đẩy lùi, đánh tan các cục máu đông để tránh biến chứng.

Thuốc hạ áp: Thuốc chẹn beta hoặc chẹn kênh canxi là 2 nhóm thường được chỉ định nhiều nhất ở người bệnh có tăng huyết áp.

Thuốc kháng sinh: để điều trị và dự phòng nhiễm liên cầu nhóm A.

Thuốc chống loạn nhịp tim: Sử dụng cho người bị chứng loạn nhịp tim để giúp nhịp tim ổn định hơn.

Thuốc lợi tiểu: nếu người bệnh có hiện tượng phù dùng thuốc lợi tiểu sẽ ngăn được sự tích tụ dịch trong phổi và các cơ quan liên quan khác.

Các phương pháp can thiệp qua da

- Nong van đường tĩnh mạch: chỉ áp dụng cho người bệnh dưới 40 tuổi bị hẹp van đơn thuần, các lá van chưa bị hư hỏng nhiều.Được thực hiện bằng cách đưa ống thông qua đường tĩnh mạch đùi vào nhĩ phải rồi chọc qua vách liên nhĩ sang nhĩ trái, đưa xuống hai van lá và cuối cùng bóng sẽ được bơm lên để tách hai mép van ra.

- Phẫu thuật: Khi bệnh hẹp van tim không thể sử dụng phương pháp nong van và giai đoạn của bệnh đã tiến triển nặng hơn. Phẫu thuật để thay van cơ học. Theo các chuyên gia đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội  cho biết van cơ học của phương pháp phẫu thuật sẽ bền hơn van sinh học, tuy nhiên người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc kháng đông kháng vitamin K lâu dài và có thể là suốt đời.

- Sửa van: Tùy thuộc vào cơ chế hở van biện pháp sửa van sẽ được sửa chữa sao cho phù hợp. Van bị hư hỏng sẽ được sửa chữa bằng cách cắt bỏ mép van bị sùi loét, vôi hóa. Sửa van yêu cầu có nhiều kinh nghiệm từ người phẫu thuật để giúp cho người bệnh không phải sử dụng thuốc kháng đông  máu và vẫn giữa được cấu trúc van tự nhiên của tim.

- Thay van: khi van đã bị hư hỏng nặng không còn khả năng sửa chữa hoặc điều trị bằng thuốc đều không được đáp ứng. Hiện nay có 2 loại van được sử dụng là van sinh và van cơ học được chỉ định phù hợp dựa trên tuổi tác, khả năng sử dụng thuốc chống đông của người bệnh. Khi thay thế van sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa suy tim, rối loạn nhịp và nhiều biến chứng khác của bệnh hẹp hai van lá.

Khi đã được điều trị bệnh hẹp van hai lá bạn cần tái khám thường xuyên để kiểm soát diễn biến của bệnh. 

Thông tin về bệnh hẹp van hai lá đã được chia sẻ đầy đủ trên bài viết. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ hiểu được rõ hơn về bệnh và có những cách phòng và ngăn ngừa bệnh cho riêng mình nhé! Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời khuyên khác của các bác sĩ/ dược sĩ.

Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!