Bệnh eczema là một bệnh viêm da mãn tính không hề hiếm gặp. Bệnh gây ra tình trạng ban đỏ, nứt nẻ, mụn nước, bong tróc khiến cho người bệnh luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt . Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh rất dễ trở thành mãn tính. Để tìm hiểu rõ hơn thì mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi trong chuyên mục bài viết dưới đây nhé.
Bệnh eczema là gì?
Bệnh eczema là một bệnh ngoài da với những triệu chứng xuất hiện mụn nước, ban đỏ, thậm chí gây khô da, bong tróc khiến cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng với cảm giác đau nhức rất khó chịu.
>>Xem thêm: Bệnh alzheimer có chữa khỏi không?
Chàm không phải là một bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác tuy nhiên nó có thể lan rộng nhanh chóng sang các bộ phận khác trên cơ thể người bệnh. Từ đó nó ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Chưa dừng lại ở đó, bệnh này còn gây mất tính thẩm mỹ, khiến người bệnh trở nên tự ti trong cuộc sống
Bệnh chàm có thể xảy ra ở bất kỳ ai không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Trong số các bệnh da liễu hiện nay thì tỉ lệ người mắc phải bệnh eczema khá cao ở nước ta, chiếm khoảng 25%. Dù không làm nguy hiểm với sức khỏe người bệnh, nhưng nó là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng khó lường như lở loét, nhiễm trùng da, sẹo thâm, sẹo lõm… Do vậy người bệnh không nên chủ quan với bệnh này.
Triệu chứng bệnh chàm và phân loại bệnh
Triệu chứng ban đầu của bệnh eczema không khác nhiều so với những bệnh da liễu khác như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc… khiến cho khá nhiều người bị nhầm lẫn. Bởi vậy điều quan trọng là bạn phải nắm vững những triệu chứng của bệnh, từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng nhận diện sớm căn bệnh này nhằm đưa ra giải pháp điều trị bệnh kịp thời. Thường bệnh eczema gây ra những triệu chứng đặc hiệu như sau:
- Xuất hiện các mảng hồng ban trên da: bệnh chàm eczema ở giai đoạn đầu thường gây ra những mảng da hồng ban, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Mụn nước: Sau đó tại vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện các mụn nước li ti nổi lên trên bề mặt. Ban đầu trên da xuất hiện khá nhiều nốt mụn nhỏ, sau đó chúng sẽ liên kết với nhau để tạo thành đám mụn lớn. Nếu như những mụn đó bị vỡ ra thì chúng sẽ giải phóng dịch nước màu vàng nhạt bên trong khiến cho làn khô bị da, bong tróc.
- Ngứa ngáy: bệnh eczema gây ra triệu chứng ngứa rất điển hình, nhất là giai đoạn mụn nước. Người bệnh có thể bị ngứa cả ngày lần đêm.
- Da khô, đóng vảy và bong tróc: Khi bệnh tiến triển càng nặng thì làn da của bạn cùng sẽ trở nên rất khô, xuất hiện các lớp sừng dày, đóng vảy. Nguyên nhân là do dịch từ mụn nước chảy ra kèm theo sự bong tróc và mất thẩm mỹ. Khi bệnh phát triển nặng khiến cho làn da sẽ chuyển sang tình trạng liken hóa, xuất hiện lớp sừng rất khô và nứt nẻ.
Phân loại bệnh eczema
Phân loại theo đặc tính của bệnh
Đa số những bệnh nhân bị eczema nếu không được điều trị kịp thời sẽ thường phát triển thành mãn tính, bệnh bị tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dựa vào những đặc tính của bệnh học, dược sĩ da liễu thường có thể chia thành:
- Bệnh chàm khô: xuất hiện tổn thương da khô, nứt nẻ và bị bong tróc da.
- Bệnh chàm thể tạng: bệnh chàm phát triển theo từng đợt có thể trở thành mãn tính, gây ngứa da nghiêm trọng.
- Bệnh chàm bội nhiễm: xuất hiện những mụn nước gây lở loét và nhiễm trùng trên da.
- Bệnh chàm đồng tiền: gây ra những tổn thương khu trú dưới dạng hình tròn như đồng tiền.
- Bệnh chàm tổ đỉa: là tình trạng bệnh chàm xuất hiện nhiều mụn nước ở bàn tay, bàn chân.
- Bệnh chàm bã nhờn: nguyên nhân chủ yếu xuất hiện trên da nhờn, có vảy, bết dính, bệnh thường tập trung ở đầu và mặt.
Phân loại theo đối tượng:
- Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh: bệnh thường xuất hiện ở má, da đầu sau đó lan dần đến tay chân. Trẻ em thường xuất hiện hiện tượng ngứa ngáy, quấy khóc và khó chịu. Với những trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng trẻ có xu hướng khó ngủ, bỏ bú gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nếu không được điều trị bệnh đúng cách dễ trở thành mãn tính cho đến khi trưởng thành.
- Bệnh chàm ở trẻ em: Đặc điểm của bệnh eczema ở trẻ em là gây ra tình trạng khô, ngứa, nứt nẻ trên da khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu và khá bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh chàm ở người lớn: Chiếm tỉ lệ cao, chúng thường phát triển qua những giai đoạn hồng ban, mụn nước, tróc vảy, lichen hóa. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ diễn tiến thành mãn tính, gây nên tình trạng ngứa dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh chàm eczema
Xác định nguyên nhân gây ra bệnh eczema không hề dễ dàng và hiện nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Một số yếu tố có liên quan mật thiết đến bệnh eczema như sau:
- Di truyền: Nếu trong gia đình của bạn có người thân tiền sử bị mắc bệnh chàm da, hay các dạng của bệnh viêm da mãn tính khác bao gồm viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc… thì sau đó con cái cũng sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh chàm (eczema) cao hơn.
- Do sự suy giảm hệ miễn dịch: Nếu như cơ thể có hệ miễn dịch yếu đi cũng sẽ là nguy cơ khiến cho tỷ lệ mắc bệnh chàm da cao hơn.
- Do tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng bao gồm: hóa chất, mỹ phẩm, phấn hoa hay côn trùng, thức ăn…cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị eczema.
- Trường hợp bạn bị tấn công bởi một số loại virus, vi khuẩn, nấm men.
- Tình trạng tress, mất ngủ dài ngày cũng có thể dẫn tới căn bệnh chàm da.
Bệnh Eczema có chữa được không? Cách chữa bệnh chàm hiệu quả nhất
Theo dược sĩ các trường Cao Đẳng Dược Hà Nội cho biết, bệnh eczema được hiểu là một dạng viêm da tự miễn mãn tính. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh 100% nhưng nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp điều trị kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ thì sẽ giúp bạn được kiểm soát hoàn toàn những triệu chứng bệnh ở mức ổn định đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát trong thời gian dài.
Một số phương pháp điều trị bệnh eczema hiệu quả dưới đây:
Chữa bệnh chàm bằng Tây y
Phương pháp Tây y thường dùng để điều trị bệnh chàm qua việc dùng thuốc để làm giảm nhanh những triệu chứng của bệnh, từ đó thì người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu. Dưới đây là những loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn:
- Thuốc kháng Histamin: thuốc có tác dụng làm giảm hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu. Lưu ý thuốc này có thể gây ra buồn ngủ, người bệnh nên sử dụng thật thận trọng nhất là khi bạn phải lái xe. Để đảm bảo an toàn hãy uống trước khi đi ngủ.
- Dùng kem dưỡng ẩm giúp làm giảm tình trạng khô da của bạn
- Dùng thuốc mỡ bôi ngoài da có chứa corticosteroid hoặc sử dụng với thuốc ức chế calcineurin. Chúng sẽ giúp bạn kháng viêm, chống nhiễm trùng rất tốt. Một số loại thuốc bôi này theo nghiên cứu có thể gây mỏng da, làn da của bạn sẽ bị nhạy cảm, dễ bị kích ứng, phát ban và bị nổi mụn trứng cá… Bởi vậy tốt nhất người bệnh chỉ nên dùng khi có chỉ định của các bác sĩ và dùng theo đúng liệu lượng được kê đơn.
- Thuốc uống hoặc tiêm corticoid: được chỉ định với những trường hợp mắc bệnh nặng mà dùng thuốc bôi không hiệu quả.
- Kháng sinh: được chỉ định trong những trường hợp xuất hiện nhiễm trùng xảy ra ở vùng da bị tổn thương.
Ngoài những thông tin chữa bệnh eczema bằng thuốc Tây y kể trên thì người bệnh có thể dùng liệu pháp ánh sáng. Phương pháp này được thực hiện dựa trên tia cực tím B chiếu vào da giúp làm lành nhanh những tổn thương trên da. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng phương pháp này tại những bệnh viện chuyên khoa lớn, với những bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao. Do nếu không được dùng đúng kỹ thuật có thể khiến người bệnh bỏng da và đồng thời gây ra những hậu quả rất nguy hiểm.
Cách chữa bệnh chàm theo dân gian
Ngoài những cách điều trị kể trên thì còn có những phương pháp dân gian khá đơn giản, dễ thực hiện và đồng thời không lo đến tác dụng phụ. Người bệnh có thể tìm kiếm những nguyên liệu tự nhiên rất dễ, được thực hiện ngay tại nhà. Qua đó giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí khá tốt, hãy tham khảo một số mẹo chữa bệnh chàm theo dân gian phổ biến bao gồm:
- Cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa: Bạn hãy dùng tinh dầu dừa nguyên chất để thoa lên vùng da bị bệnh eczema. Hãy giữ nguyên vùng da như vậy trong khoảng từ 30 – 60 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Chữa bệnh chàm bằng lá ổi: Hãy chọn một nắm lá ổi tươi trước khi giã thì nên rửa sạch với nước. Sau đó hãy đắp lá ổi vừa giã lên vùng da bị bệnh chàm và được dùng băng gạc để quấn lại cố định vết thương trên da. Đồng thời giữ nguyên như vậy trong khoảng 30 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không: Lá trầu không có tính kháng khuẩn tốt. Bạn hãy lấy một nắm lá trầu không mang đi rửa sạch, đun sôi với nước. Để nước lá trầu không ấm rồi ngâm rửa vùng da bị bệnh chàm.
Những thông tin chia sẻ trên đây về bệnh eczema hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!