Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh đau đầu gối và những điều bạn cần biết!


Đau đầu gối là triệu chứng đau nhức có thể xảy ra với mọi lứa tuổi không riêng gì người già. Do đó tốt nhất bạn nên tự trang bị cho bản thân các kiến thức về bệnh đau đầu gối để tránh khỏi những biến chứng nặng nề. Hãy cùng theo dõi để có thêm nhiều thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu gối, dấu hiệu nhận biết và các cách điều trị hữu hiệu.

Đầu gối là bộ phận giúp ta di chuyển và nó nâng đỡ toàn bộ cơ thể con người và cũng là một phần cầu nối của xương đùi, xương bánh chè và cẳng chân do đó bộ phận này rất dễ bị tổn thương. Khi bị đau đầu gối thể hiện tình trạng tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch.

Đau đầu gối có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến khó điều trị, hoại tử đầu gối hoặc nặng hơn nữa là tàn phế.

Đau đầu gối chia làm 2 loại: tức thời (cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính). 

benh-dau-dau-goi

Người lớn tuổi hoặc những người phải vận động quá sức thường có nguy cơ cao mắc bệnh đau đầu gối.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu gối?

Chấn thương

Chấn thương đầu gối là một trong những loại chấn thương phổ biến và nghiêm trọng nhất. Chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động  tác động trực tiếp đến đầu gối gây căng dây chằng, đau khớp gối do sụn khớp và bánh chè bị trật.

Bong gân

 Đây là tổn thương ở gân nối xương bánh chè với xương chày. Khi bị bong gân, đầu gối rất đau, bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên.

Tổn thương dây chằng

Chấn thương dây chằng có thể khiến bạn rất đau và hạn chế những hoạt động thường ngày. Tổn thương dây chằng chéo trước là vết rách hoặc bong gân của dây chằng chéo trước, một trong những dây chằng chính ở đầu gối. Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra nhất trong các môn thể thao liên quan đến việc dừng đột ngột hoặc thay đổi hướng đột ngột khi nhảy lên và tiếp đất như  bóng rổ, bóng đá và trượt tuyết. Các triệu chứng mất dần sau đó khoảng vài tuần tuy nhiên sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ, liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo.

Tổn thương sụn chêm

Sụn chêm là hai miếng sụn đệm giữa xương đùi và xương chày. Những miếng sụn này có thể bị rách đột ngột trong các hoạt động thể thao. Chúng cũng có thể bị rách từ từ vì lão hóa.

Gãy xương

Trong khớp gối, xương bánh chè dễ bị gãy nhất nếu có tác động mạnh diễn ra đột ngột. Khi ấn nhẹ vào ổ xương bị gãy sẽ có cảm giác đau nhói, bầm tím, mất cử động hoàn toàn nếu bị gãy rời hai đầu xương.

Trật khớp

Đây là hiện tượng di chuyển bất thường của các đầu xương khiến cho diện tiếp khớp của các đầu xương bị sai lệch. Thường xuyên xảy ra với người chơi thể thao (bị trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi).

Viêm bao hoạt dịch gối

Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ở ngoài khớp gối, giúp gân và dây chằng có thể lướt nhịp nhàng trơn tru. Túi hoạt dịch ở đầu gối bị rách gây viêm khớp gối, nhiễm trùng vết thương kèm theo đau khớp gối kéo dài.

Sinh hoạt, làm việc không khoa học: Mang vác vật nặng, tập luyện quá sức,... sẽ gây áp lực cho đầu gối, dẫn đến đau khớp gối âm ỉ.

Xem thêm các bài viết liên quan

2. Dấu hiệu nhận biết đau đầu gối

Các dấu hiệu nhận biết đau đầu gối có thể khiến người bệnh sẽ lầm tưởng thành bệnh khác do không nắm rõ được những triệu chứng của bệnh sẽ xảy ra như thế nào. Một vài dấu hiệu cụ thể:

  • Khi người bệnh vận động mạnh sẽ xuất hiện những cơn đau đầu gối, triệu chứng đau chỉ giảm khi nghỉ ngơi.

  • Sưng, nóng khớp: Đây là dấu hiệu của viêm bao hoạt dịch. Quá trình viêm khớp gối khiến vùng da tại đây bị sưng, nóng hơn, nếu chạm tay vào thấy đau khớp gối dữ dội.  Khiến cho việc di chuyển hoặc cử động trở nên khó khăn.

  • Dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến lực chân bị yếu dần.

  • Có âm thanh của khớp gối khi di chuyển: Xuất hiện âm thanh lục khục khi người bệnh di chuyển, đó là do phần sụn khớp liên kết lỏng lẻo và gây ra tiếng kêu đó.
  • Khó co duỗi chân do khớp cơ bị cứng, di chuyển cũng chậm chạp hơn.
  • Biến dạng khớp: Tình trạng đau khớp gối kéo dài sẽ khiến đầu gối biến dạng, hóp vào trong.
  • Người bệnh cảm thấy đầu gối bị cong, khuỵu gối khi vận động thường xuyên hoặc đột ngột chuyển hướng.
dau-dau-goi

Đau nhức gối, mỏi gối, cứng khớp là các triệu chứng thường gặp ở đầu gối

3. Các cách điều trị đau khớp gối thường áp dụng

Điều trị đau khớp gối bằng cách sử dụng thuốc

- Nhóm thuốc không cần kê toa: Sử dụng các loại thuốc giảm đau nhức như: Paracetamol, Tylenol; thuốc kháng viêm NSAID Ibuprofen, Aleve do dược tính của những loại thuốc này khá mạnh nên cần cân nhắc thật kỹ khi sử dụng và không quá lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

- Nhóm thuốc bắt buộc kê toa: Với nhóm thuốc này người bệnh cần phải có đơn thuốc của bác sĩ thì mới được dùng. Một số loại thuốc như: Thuốc kháng viêm Steroid Corticoid; thuốc ức chế chọn lọc COX-2; Glucosamin sulfat.

- Việc điều trị đau khớp gối bằng các loại thuốc người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định và theo dõi của những bác sĩ, dược sĩ. Không được tự ý dùng và ngưng việc sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp khác

Chế độ ăn uống khoa học có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị đau khớp gối nói riêng và bệnh xương khớp nói chung.

Cụ thể, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

– Người bệnh nên ăn đậu tương (đậu nành). Trong hạt này có chứa isoflavone, một loại hormone có đặc tính chống viêm sưng có tác dụng tốt với người bị đau đầu gối nói riêng và người bị viêm xương khớp nói chung.

– Bổ sung các loại quả giàu vitamin C như cam, quýt, xoài, nho, kiwi…  vào thực đơn của người bệnh, nó có tác dụng giảm nguy cơ tổn thương của tủy xương. Đồng thời, có tác dụng chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa của hệ xương khớp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– A-xít béo omega-3 trong cá có thể ngăn chặn không chỉ các loại hóa chất gây viêm sưng ở bệnh nhân viêm khớp xương mãn tính mà còn loại bỏ protein được cho là bào mòn sụn. Nên tăng cường ăn thực phẩm giàu omega 3 như các loại cá (cá thu, cá trích, cá hồi…); hạnh nhân, quả óc chó… 

Vận động hợp lý

Đối với người bị đau khớp gối không nên chơi những môn thể thao đòi hỏi sự nhanh nhạy của đôi chân như bóng đá, bóng chuyền…Thay vào đó hãy đạp xe hoặc bơi lội để giảm bớt gánh nặng cho khớp. Thời gian khi vận động nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút.

Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt cũng là phương pháp bấm huyệt được biết đến là một trong những phương pháp điều trị bệnh xương khớp cực kỳ an toàn và hiệu quả. Cách bấm huyệt cụ thể:

– Day khớp gối: Duỗi thẳng chân, dùng 2 tay đặt lên 2 xương bánh chè. Thực hiện từ 15 - 20 lần, day tròn theo chiều kim đồng hồ và thực hiện ngược lại.

– Vận động khớp gối: Ngồi trên bề mặt bằng phẳng (giường, mặt đất, nệm...), cẳng chân vuông góc với đùi. Thực hiện từ 15 - 20 lần, dùng hai tay ôm lấy 1 bên khớp gối co duỗi nhẹ nhàng.

Các giảng viên chuyên khoa của Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội cho biết rằng khi cơn đau đầu gối kéo dài hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào bất thường tại cơ quan này, người bệnh cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và chữa trị sớm.