Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có chữa được không?


Tỷ lệ người dân được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường ngày càng cao. Liệu bệnh này nguy hiểm như thế nào và có điều trị được không?

bệnh đái tháo đường bệnh đái tháo đường là tình trạng lượng đường cao hơn bình thường

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.

Có hai loại là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2 . Loại 1 thường xuất hiện đầu tiên ở trẻ em hoặc ở người trẻ tuổi. Loại 2 có liên quan nhiều hơn đến việc thừa cân và thường xuất hiện đầu tiên ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người trẻ và em bé được chẩn đoán mắc bệnh loại 2.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường 

Nếu không điều trị sớm, người mắc đái tháo đường có thể bị:

  • Mất nước: Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể gây ra tình trạng mất nước, mệt mỏi và buồn ngủ. Điều này có thể tiến triển thành một căn bệnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Mức đường huyết rất cao đôi khi phát triển thành bệnh khác như nhiễm trùng. Những người mắc bệnh tiểu đường tiêm insulin để giữ mức đường huyết bình thường.
  • Hôn mê sâu: Đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, có thể dẫn đến ketone trong máu, gây hôn mê sâu cần nhập viện cấp cứu khẩn cấp.
  • Mệt mỏi: Quá nhiều insulin có thể làm cho mức đường huyết xuống quá thấp khiến bị đổ mồ hôi, bối rối, mệt mỏi  cần dùng đồ uống ngọt hoặc tiêm glucagon (một loại hormone có tác dụng ngược với insulin). Sau đó, bạn nên ăn một bữa nhẹ có tinh bột như bánh sandwich.
  • Nhiễm trùng: lặp đi lặp lại, mất nhiều thời gian để điều trị hơn.
  • Trầm cảm: lo lắng và rối loạn ăn uống
  • Xơ vữa mạch máu: trường hợp này xảy ra nếu mức đường huyết cao trong thời gian dài.
  • Gây ra các vấn đề như đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ và tuần hoàn kém.
  • Giảm thị lực: Điều này là do tổn thương các động mạch nhỏ của võng mạc ở phía sau mắt.
  • Tổn thương thận đôi khi phát triển thành suy thận.
  • Tổn thương thần kinh
  • Vấn đề về chân: Đây là do lưu thông kém và tổn thương thần kinh.
  • Suy giảm chức năng sinh dục ở nam giới (như rối loạn cương dương ) và nữ giới (như âm đạo khô, nhiễm trùng nấm men và mất khoái cảm.

Tìm hiểu về việc phân loại bệnh tiểu đường

  • Bệnh tiểu đường loại 1: Loại này thường phát triển khá nhanh, qua nhiều ngày hoặc vài tuần, vì tuyến tụy ngừng sản xuất insulin, thường xuất hiện khi còn nhỏ tuổi. Loại này chính là tiền tiểu đường.
  • Bệnh tiểu đường loại 2: Loại này phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì. Với bệnh tiểu đường loại 2, các triệu chứng thường phát triển nhanh qua mấy tháng do không đủ insulin mà cơ thể cần hoặc cơ chế sử dụng chất này sai cách.
  • Tiểu đường thai kỳ: Ngoài bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 thì còn có những loại bệnh tiểu đường khác. Nếu phụ nữ mang thai chưa từng bị bệnh này trước đây nhưng có chỉ số đường huyết cao cũng được cho là mắc tiểu đường thai kỳ, chiếm khoảng 4% trong số những bà bầu.
  • Các loại bệnh tiểu đường khác: Ngoài ra còn có một số dạng ít phổ biến hơn goi là bệnh tiểu đường thứ phát: do các bệnh khác gây ra chẳng hạn như xơ nang và viêm tụy mãn tính,hội chứng Cushing,..

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

tiểu đường tuýp 2tiểu đường tuýp 2 dễ dẫn đến biến chứng hơn

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

Các biểu hiện khi bạn mắc bệnh tiểu đường ban đầu có thể là:

  • Khát nước thường xuyên
  • Đi tiểu nhiều
  • Mệt mỏi, giảm cân,không khỏe.

Các triệu chứng có xu hướng phát triển khá nhanh, trong vài ngày hoặc vài tuần đối với những người mắc loại 1.

Loại 2 phát triển chậm hơn nhiều và đôi khi không rõ ràng. Hay nói cách khác những bệnh nhân ở giai đoạn này dễ rơi vào biến chứng hơn.

Bệnh tiểu đường được điều trị như thế nào?

Bất kỳ bệnh nhân nào cũng cần tuân theo lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc. Còn đối với những người mắc loại 2 đôi khi cần tiêm insulin nếu các loại thuốc khác không kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Mục tiêu là giữ cho huyết áp và mức cholesterol ở trạng thái bình thường. Bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời điều trị, nhất là đối với những người nữ đang mang thai nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con trẻ. Khi cảm thấy sức khỏe không tốt dù nhẹ như chỉ đau họng cũng nên đến kiểm tra vì có thể đó là những dấu hiệu ban đầu của bệnh.

Lời khuyên của bác sĩ khi điều trị tiểu đường:

  • Giữ mức ổn định của lượng đường huyết
  • Giảm các yếu tố tăng nguy cơ rủi ro cao
  • Phát hiện, điều trị càng sớm càng tốt
  • Có chế độ ăn lành mạnh, lối sống khoa học
  • Không nên hút thuốc
  • Tăng cường hoạt động thể chất vì không chỉ tốt cho bệnh này mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Không cần những bài tập mất sức, chỉ cần đi bộ, chạy bộ hay đạp xe là cũng có thể cải thiện đáng kể tình trạng này.
  • Giảm cân nếu thừa hoặc béo phì
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, đồ uống có cồn
  • Tiêm chủng: tiêm phòng cúm hay bi khuẩn mỗi năm
  • Khám định kỳ: giúp phát hiện sớm, điều trị trước khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Cách chẩn đoán bệnh như thế nào?

Bác sĩ sẽ quan sát bề ngoài và có thể thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm:

  • Mắt: xem võng mạc, áp lực trong mắtChân
  • Xét nghiệm máu: kiểm tra chức năng thận cũng như các cơ quan khác.
  • Xét nghiệm nước tiểu

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường khác nhau tùy theo từng trường hợp. Cũng có nhiều bệnh nhân giảm được chỉ số đường huyết, không gặp bất kì di chứng nào. Mọi người cần theo dõi, lắng nghe cơ thể để đi khám khi thấy gì bất thường để chẩn đoán và điều trị sớm, giảm thiểu tối đa rủi ro không đáng có.

Cao đẳng Y Hà Nội tổng hợp

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/