Bệnh dại không chỉ gặp ở động vật mà còn gặp ở người. Đáng sợ, bệnh này có khả năng lây lan. Vì vậy, chúng ta cần biết con đường lây truyền của bệnh này để chủ động phòng tránh.
Bệnh dại rất dễ chết người
Theo số liệu thống kê trên trang tin tức Y tế, hiện nay số ca mắc bệnh dại ở nước ta ngày càng tăng cao. Đa số đều do bị chó cắn. Trong các ca bị bệnh thì hầu như không có trường hợp nào được tiêm phòng vắc xin phòng dại.
Con đường lây lan của bệnh dại
Nguyên nhân gây ra bệnh dại ở người chủ yếu là do một loại virus từ chó dại. Khi chúng cắn người thì loại virus đó sẽ xâm nhập vào bên trong và gây ra bệnh.
Không chỉ khi bị chó cắn mới mắc bệnh mà thậm chí cả khi để cho chó dại liếm, tiết nước bọt vào những vùng da bị thương thì đều có khả năng biến người bình thường thành người bệnh. Rồi người này lại có thể truyền bệnh cho người kia nếu vô tình dính phải nước bọt.
Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh dại đều do chó cắn nhưng cũng có những trường hợp do các loài động vật khác cắn, ví dụ như: cáo, mèo, hổ, chó sói hay những loại động vật ăn thịt khác.
Tuy hiếm gặp nhưng một số loài khác có thể gây bệnh như: chuột, trâu, bò, lừa,…Con người có thể dễ dàng mắc bệnh dại khi không may để nước bọt của chúng té vào những chỗ vết thương.
Bệnh dại cũng có thể lây lan từ người này qua người khác khi cấy ghép mô tạng như ghép giác mạc, ghép thận. Mặc dù hiếm nhưng cũng đã có những trường hợp như thế xảy ra. Đối với những người làm chủ lò mổ hay chỉ đơn thuần là giết mổ động vật cũng có thể bị bệnh này nếu con vật đó bị dại. Khi xử lý phần não hay các bộ phận khác trên cơ thể chúng có thể bị nhiễm virus và gây bệnh.
Các triệu chứng của bệnh dại
Người bệnh dại thường có những biểu hiện như sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió,… Các biểu hiện này thường xảy ra trong vòng 3 ngày đầu. Nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến hôn mê sâu và tử vong chỉ sau 4 ngày tiếp theo.
Bệnh dại phát triển qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: 1 – 4 ngày. Ở giai đoạn này các triệu chứng thường không rõ ràng, người bệnh chỉ cảm thấy đau đầu, khó ngủ, ngứa ngáy, có cảm giác như bị kiến bò ở vùng vết cắn, lo âu căng thẳng, sốt,…
- Giai đoạn thứ hai: Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau nhức triền miên, buồn nôn, nôn mửa, tress và các dấu hiệu ban đầu càng nặng, thậm chí còn bị rối loạn thần kinh thực vật, đồng tử bị giãn, tiết nước bọt mạnh (sùi bọt mép), huyết áp thấp, mồ hôi đầm đìa. Người ta còn gọi đó là những cơn dại và người mắc phải dễ bị tử vong sau vài ngày. Đặc biệt, lúc này chỉ cần thấy ánh nước lấp lánh là có thể bị co thắt ở họng và cổ.
Đáng chú ý, chó dại thường cắn vào vùng mặt, cổ, đầu, bộ phận sinh dục, ngón tay, ngón chân – nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng, có thời gian ủ bệnh ngắn, diễn biến nhanh vì gần virus xâm nhập vào các mô thần kinh nhanh hơn, người bệnh thường bị tử vong sau đó chỉ vài ba ngày.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<
Hầu hết các ca tử vong vì bệnh dại đều chưa được tiêm phòng vắc xin phòng dại
Người mắc bệnh dại có phát giống tiếng chó sủa?
Rất nhiều người truyền tai nhau rằng khi bị bệnh dại thường có âm thanh giống như loài chó: không nói mà "sủa go go", thậm chí ăn cũng không cho ra ngoài đất không khác gì động vật. Thực tế, trên mạng xã hội đã truyền tải nhiều đoạn video ghi lại cảnh được cho là lên cơn dại sau khi bị chó cắn khiến người xem không khỏi xót xa: một người giữ, một người xoa ngực và vuốt cổ nhưng nạn nhân vẫn liên tục phát ra tiếng kêu giống chó.
Tuy nhiên, bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội khẳng định rằng, triệu chứng của bệnh dại không giống như dân gian truyền. Các bệnh nhân đều tỉnh táo cho đến khi chết, không có trường hợp nào phát bệnh và lên cơn như chó dại cả. Tuy nhiên có thể vì họ bị ám ảnh quá nên tự nghĩ mình sẽ như chó dại và tự phát ra tiếng kêu giống. Những trường hợp này gọi là giả dại chứ thực tế không như thế. Một số bệnh khác như viêm thanh quản cũng có triệu chứng ho và nói to không khác gì chó sủa.
Cách xử lý vết thương khi bị chó hay động vật khác cắn
Thông thường, ngay khi bị cắn thì chúng ta không thể biết được đó là chó dại hay chó lành. Vì vậy, hãy rửa vết cắn thật kĩ bằng xà phòng diệt khuẩn rồi dùng vòi nước xả lên vùng tổn thương liên tục trong một thời gian ít nhất là 15 phút. Biện pháp phòng bệnh dại này đã được các chuyên gia Y tế nghiên cứu và chứng minh là hiệu quả nhất.
Sau đó hãy nhờ người nhà đưa ngay đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị đúng lúc. Về nhà, người bệnh dại cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà khác theo lời khuyên.
Khi bị động vật cắn cần lưu ý điều gì?
Nếu không may bị con vật nào đó cắn thì không được làm tổn thương thêm vết cắn khi rửa; không được dùng ớt bột, nhựa cây, nước ép, axit, kiềm hay các chất kích thích khác bôi vào vết đó.
Không được dùng mảnh vải buộc kín hay bôi thuốc quá kín; không nên dùng thuốc nam để điều trị; tuyệt đối không được giết mổ những loại động vật bị dại hoặc nghi vấn bị dại.
100% ca bị lên cơn do chó dại cắn đều dẫn đến tử vong. Đó là điều đáng sợ nhất, vì thế hãy đến trạm Y tế gần nhà để khám khi bị chó cắn và theo dõi sát các hiểu hiện của chính con vật đã cắn mình để có thêm bằng chứng để chứng minh. Nếu thấy con chó bị ốm, chết hoặc bị mất đi thì cần báo ngay cho các bác sĩ để họ chuyển hướng điều trị phù hợp. Tốt hơn nữa, bệnh nhân cần chủ động tiêm vắc xin phòng dại sớm để tránh được những mối nguy hiểm khôn lường.
Để đề phòng bệnh dại lây lan ở người cần thực hiện những biện pháp sau:
Cần tiêm phòng vắc xin bệnh dại cho thú nuôi trong nhà như chó mèo theo hướng dẫn của cơ quan thú y; không được thả rông, cách ly với người; đặc biệt không được để trẻ nghịch với chó mèo nhất là khi những con vật này đang ăn vì nguy cơ bị cắn sẽ cao hơn.
Nguyên tắc tiêm chủng: đúng, đủ mũi; không dùng thuốc chống dị ứng có thành phần Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.
Không có hoạt động vận chuyển, mua bán chó mèo ra vào vùng có dịch, không chạm đến những con vật bị dại hay nghi dại.
Cần báo ngay cho chính quyền địa phương để có cách tiêu hủy, cách ly động vật và điều trị để tránh lây lan.
Tóm lại, bệnh dại ở người là do chó dại hay những loài động vật khác nhiễm virus dại truyền sang khi cắn hoặc khi tiếp xúc với nước bọt. Tỷ lệ tử vong của bệnh này rất cao, nhất là khi đã lên các cơn dại. Vì thế, mọi người không được coi thường khi bị cắn, nhất là khi bị chó cắn ở ngoài đường.
Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/