Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Barrett thực quản là bệnh gì, có nguy hiểm không?


Barrett thực quản là một loại bệnh về đường tiêu hóa do sự thay đổi hình dạng bất thường của các tế bào vảy lót ở bộ phận thực quản, có thể dẫn đến nguy cơ mắc ung thư thực quản. Thực tế có từ 5 – 10% bệnh nhân ung thư thực quản do bệnh này gây ra.

Barrett thực quản là bệnh gì?

Barrett thực quản là bệnh gì? Biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết bệnh Barrett thực quản

Triệu chứng của bệnh Barrett thực quản gần giống như bệnh trào ngược axit, khó tiêu, ợ nóng khiến người bệnh thường xuyên bị mất ngủ vào ban đêm. Cụ thể những triệu chứng bao gồm:

  • Đau tức ở ngực;
  • Khó nuốt thức ăn; đau họng khi nuốt; hay bị nghẹn;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Khó thở, thở không ra tiếng, giọng khàn;
  • Có thể mắc triệu chứng viêm thanh quản;
  • Nôn ra máu màu đỏ hoặc có màu như bã cà phê;
  • Phân đen, nát và có máu trong phân;

Ngoài ra bạn có thể gặp một số biểu hiện khác không được đề cập trong danh sách kể trên. Vì thế, nếu cảm thấy không được khỏe thì nên đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý nhất.

Nguyên nhân nào gây bệnh Barrett thực quản?

Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh Barrett thực quản vẫn chưa được nghiên cứu và xác định rõ nhưng có khoảng 15% do bị trào ngược dạ dày, thực quản. Bác sĩ đang công tác tại Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết bệnh Barrett thực quản  không di truyền cũng không có sự truyền nhiễm từ người này sang người khác.

Những trường hợp dễ mắc bệnh:

  • Bị trào ngược dạ dày, thực quản. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh. Nên hỏi ý kiến của các bác sĩ để biết phương pháp đề phòng tốt nhất. Không chỉ riêng những người đang bị bệnh mà kể cả những người có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản đều dễ mắc bệnh.
  • Những người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản càng cao.
  • Nam giới dễ mắc bệnh hơn là nữ
  • Màu da: Bệnh thường xảy ra với người da trắng hơn là da màu.
  • Cân nặng: Những người bị béo phì, thừa cân thì nguy cơ mắc bệnh càng cao
  • Người hút thuốc chủ động hay thụ động đều nguy hại cho phổi, đường hô hấp, thực quản và toàn bộ đường tiêu hóa

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

Barrett thực quản có nguy hiểm không

Barrett thực quản có nguy hiểm không?

Phương pháp điều trị bệnh Barrett thực quản hiệu quả

Mỗi bệnh nhân, mỗi giai đoạn bệnh Barrett thực quản có cách điều trị khác nhau. Do đó, những thông tin dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ hay các chuyên viên Y tế.

Chẩn đoán

Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống nghiệm có gắn đèn rồi cho vào miệng và soi xuống bộ phận thực quản rồi sinh thiết để kiểm tra những biến đổi bất thường của thực quản sau khi lấy mẫu phẩm nhỏ xét nghiệm bằng kính hiển vi.

Điều trị bệnh Barrett

Cách điều trị bệnh Barrett thực quản  là làm thế nào để ngăn chặn các axit trào ngược thực quản để bảo vệ các tế bào lót phía trong thực quản, từ đó ngăn được sự phát triển của bệnh. Sử dụng một số loại thuốc có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa hay những loại thuốc có nồng độ axit cao đểu được chỉ định dùng để điều trị bệnh. Cụ thể:

  •  Thuốc kháng acid: sử dụng thuốc này để trung hòa axit có trong dịch dạ dày để kiểm soát tốt các triệu chứng như hydroxid nhôm, magie, bảo vệ niêm mạc, tiêu diệt các mầm mống gây bệnh.
  • Thuốc điều hòa vận động: tác dụng của thuốc là tăng nhu động ruột và tăng trương lực co thắt thực quản dưới, ...những thuốc này chỉ được dùng để điều trị trong thời gian ngắn.

Cách phòng bệnh, chế độ ăn uống phù hợp

Một số thói quen sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bạn nói không với việc mắc Barrett thực quản.

  • Tái khám đúng như bác sĩ hẹn lịch từ trước để được theo dõi, đánh giá khả năng phục hồi sức khỏe của bạn.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc gì để uống. Bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình sử dụng thuốc.
  • Kê cao gối để tránh hiện tượng trào ngược
  • Khi gặp các triệu chứng bình thường như: ợ nóng, khó nuốt,…nhưng không khỏi thì nên đi khám ngay.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế tình trạng ợ chua, ợ nóng
  • Hạn chế tối đa những thực phẩm chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Không được nằm ngay sau khi ăn xong mà phải ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng ít nhất là 3 tiếng trước lúc đi ngủ.
  • Giữ cho trọng lượng cơ thể luôn trong trạng thái ổn định, không bị béo phì, thừa cân.
  • Lên chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên tập luyện đều đặn để bảo vệ sức khỏe toàn diện

Qua bài viết này, chắc các bạn đã nắm rõ những kiến thức về bệnh barrett thực quản rồi chứ: đó là bệnh gì, nguy hiểm không, có điều trị được không, cách phòng bệnh như thế nào?...Bệnh này có thể biến chứng dẫn đến bệnh ung thư thực quản là không thể chữa khỏi. Do đó, mọi người cần chú ý đến các triệu chứng để kịp thời đi khám, xét nghiệm kịp thời.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/