Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc insulin?


Insulin là một chất vô cùng quen thuộc, là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Vậy vai trò, tác dụng phụ, lưu ý khi sử dụng Insulin như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

Insulin là gì?

Insulin là một chất quan trọng nhất là với những người mắc đái tháo đường hay những người có người nhà mắc bệnh đái tháo đường.

Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Insulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ Glucose trong máu. Insulin hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào.

insulin-la-mot-chat-quan-trong-voi-nhung-nguoi-mac-dai-thao-duong

Insulin là một chất quan trọng với những người mắc đái tháo đường

Insulin được tuyến tụy tiết ra một cách liên tục suốt 24 giờ trong ngày là một loại chất đạm duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết. Insulin. Số lượng trung bình khoảng 40-50 đơn vị mỗi ngày( khoảng  0,7-0,8 đơn vị/kg cân nặng). Sau mỗi bữa ăn Insulin bắt đầu tiết ra, đạt nồng độ đỉnh trong máu sau 30-45 phút, khoảng  90-120 phút sau sẽ trở về lượng Insulin nền. Insulin nền là lượng Insulin mà cơ thể tiết ra liên tục mà không chịu sự kích thích từ thức ăn bên ngoài. Lượng insulin nền  khoảng 0,3-0,5 đơn vị/kg tức là vào khoảng 2/3 tổng số Insulin trong 24 giờ.

Insulin là chất đạm nên khi uống vào đường tiêu hóa sẽ bị phân hủy do đó cần phải tiêm, giảng viên Trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết.

Ai cần được điều trị bằng Insulin?

  • Bệnh đái tháo đường type 1 (bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin) bắt buộc phải tiêm Insulin.
  • Bệnh đái tháo đường type 2 (bệnh đái tháo đường không phụ thuộc Insulin)
  • Khát, uống – đái nhiều, ăn nhiều, gầy sút, teo cơ.
  • Có các triệu chứng rõ ràng khi không dùng Insulin (type 1 chậm).
  • Xuất hiện thể ceton trong nước tiểu.
  • Tăng đường máu thường xuyên (> 3g/L hoặc > 16 mmol/L).
  • Đường huyết tăng trong nhồi máu cơ tim, shock.
  • Bệnh đái tháo đường type 2 tạm thời: Nhiễm khuẩn nặng, cần phẫu thuật, có thai, suy gan, suy thận.
  • Chỉ định điều trị bằng Insulin cấp cứu tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường
  • Bệnh nhân đái tháo đường đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng
  • Đái tháo đường type 2 đã được điều trị phối hợp các loại thuốc uống nhưng không có hiệu quả
  • Gầy sút cân nhiều, suy dinh dưỡng
  • Bệnh nhân đái tháo đường cần ổn định đường máu trước, trong và sau phẫu thuật
  • Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tổn thương cơ quan đích (tim, thận, não)
  • Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng đột qụy não, nhồi máu cơ tim, suy thận do đái tháo đường.
  • Đái tháo đường ở phụ nữ có thai
  • Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường có thể cần điều trị bằng Insulin một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Vai trò của Insulin

  • Insulin tăng cường hấp thu glucose.
  • Insulin gây ức chế enzyme phosphorylase khiến cho quá trình biến đổi glycogen thành glucose trở nên chậm.
  • Insulin làm tăng cường hoạt tính của enzyme để tổng hợp glycogen.

Insulin tăng cường hấp thu glucose. Sau khi chúng ta ăn một bữa cơm thì một lượng tinh bột khá lớn sẽ đi vào cơ thể, làm tăng sự kích thích đến tế bào beta ở đảo tụy để có thể tiết ra Insulin. Sau đó, Insulin sẽ dự trữ glucose trong cơ thể và đặc biệt là gan và mô mỡ.

Khi nồng độ glucose trong máu của bạn cao thì glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen, đảm bảo lượng đường trong máu.

Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Bệnh đái tháo đường nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa glucose vào máu gây ra đái tháo đường.

insulin-tang-cuong-hap-thu-glucose

Insulin tăng cường hấp thu glucose

Có 4 loại insulin được dùng trong điều trị đái tháo đường:

Insulin tác dụng nhanh: bắt đầu hoạt động khoảng 15 phút sau khi tiêm đạt đỉnh sau khoảng 1 giờ và kéo dài tác dụng trong 2 – 4 giờ. Những loại insulin tác dụng nhanh gồm: insulin glulisine, insulin lispro và insulin aspart. Loại insulin này, tác dụng nhanh trước bữa ăn và trước khi tiêm insulin tác dụng kéo dài.

Insulin tác dụng ngắn: Loại insulin này có tác dụng khoảng 30 phút sau khi tiêm, đạt đỉnh sau khoảng 2 – 3 giờ và có tác dụng kéo dài trong 3 – 6 giờ.

Insulin tác dụng trung bình: Loại insulin này có tác dụng khoảng 2 – 4 giờ sau khi tiêm và đạt đỉnh khoảng 4 – 12 giờ sau đó có thể kéo dài trong 12 – 18 giờ. Loại insulin tác dụng trung bình gồm: NPH (Neutral Protamine Hagedorn).

Insulin tác dụng kéo dài: Loại insulin này bắt đầu có tác dụng nhiều tiếng sau khi tiêm. Những loại insulin tác dụng kéo dài gồm: Insulin detemir và insulin glargine.

Nguồn gốc các loại thuốc tiêm Insulin

Thuốc tiêm Insulin có nguồn gốc từ động vật như sản xuất từ tụy của bò hay heo. Ngày nay loại Insulin này được sản xuất từ Insulin động vật qua các phương pháp bán tổng hợp hay tái tổ hợp gen là loại có cấu trúc giống hệt như Insulin tự nhiên của người, ít tạo tác dụng phụ hơn.

Gồm các loại Insulin tác dụng nhanh: Insulin aspart (NovoRapid), Insulin glulisin (Apidra)- Insulin Actrapid, Humulin R.

Insulin tác dụng trung bình: Insulatard, Humulin N.

Insulin tác dụng kéo dài: Insulin detemir (Levemir), Insulin glargine (Lantus)

Liều dùng thuốc insulin cho người lớn

Liều dùng dạng insulin tác dụng nhanh (insulin glulisine): 

Giới hạn tiêm cho phép là từ 0,5-1 IU/kg mỗi ngày.

Liều dùng dạng insulin tác dụng ngắn:

Nếu bạn bị đái tháo đường tuýp 1:

  • Tiêm liều khởi đầu 0,2-0,4 IU/kg mỗi ngày.
  • Tiêm liều duy trì 0,5-1 IU/kg mỗi ngày liều cao hơn bình thường được khuyến cáo.

Nếu bị đái tháo đường tuýp 2,bạn nên tiêm liều khởi đầu 10 IU mỗi ngày (hoặc 0,1-0,2 IU/kg mỗi ngày).

Liều dùng dạng insulin tác dụng trung bình:

Nếu bạn bị đái tháo đường tuýp 1:

  • Giới hạn liều duy trì thông thường từ 0,5-1 IU/kg mỗi ngày.
  • Những người không béo phì dùng khoảng liều từ 0,4-0,6 IU/kg mỗi ngày.
  • Người béo phì dùng khoảng liều cao hơn từ 0,8-1,2 IU/kg mỗi ngày.

Nếu bạn bị đái tháo đường tuýp 2:

  • Liều khởi đầu được khuyến cáo là 0,2 IU/kg mỗi ngày.
  • Buổi sáng tiêm 2/3 tổng liều insulin, tỷ lệ insulin thường và insulin NPH là 1:2.
  • Buổi tối tiêm 1/3 tổng liều insulin, tỷ lệ giữa insulin thường và insulin NPH là 1:1.

Liều dùng dạng insulin tác dụng kéo dài:

Nếu bị đái tháo đường tuýp 1:

  • Dùng liều khởi đầu bằng 1/3 tổng liều insulin
  • Giới hạn liều duy trì từ 0,5-1 IU/kg mỗi ngày chia thành nhiều liều; người không béo phì thường dùng từ 0,4-0,6 IU/kg mỗi ngày và người béo phì có thể dùng từ 0,6-1.2 IU/kg mỗi ngày.
  • Nếu bị đái tháo đường tuýp 2, dùng liều 10 IU mỗi ngày (tương đương 0,1 -0,2 IU/kg mỗi ngày).

Liều dùng thuốc insulin cho trẻ em

Liều dùng dạng insulin tác dụng nhanh:

  • Vhưa được thiết lập ở trẻ dưới 4 tuổi về độ an toàn và hiệu quả
  • Đối với trẻ từ 4 đến 17 tuổi, cho trẻ dùng liều 0,8-1,2 IU/kg mỗi ngày.

Liều dùng dạng insulin tác dụng ngắn:

Nếu trẻ bị đái tháo đường tuýp 1:

  • Dùng liều khởi đầu 0,2-0,4 IU/kg mỗi ngày.
  • Dùng liều duy trì 0,5-1 IU/kg mỗi ngày. Ở những bệnh nhi đề kháng insulin cho trẻ dùng liều cao hơn.
  • Thanh thiếu niên dùng liều cao hơn tới 1,5 mg/kg mỗi ngày trong giai đoạn dậy thì. Tổng liều insulin thông thường mỗi ngày đối với trẻ chưa dậy thì thường dao động từ 0,7-1 IU/kg mỗi ngày

Liều dùng dạng insulin tác dụng trung bình:

Nếu trẻ bị đái tháo đường tuýp 1:

  • Đối với trẻ dưới 12 tuổi: chưa được thiết lập.
  • Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên, liều khuyến nghị cho trẻ là 0,5-1 IU/kg mỗi ngày thường không quá 1,2 IU/kg mỗi ngày.

Liều dùng dạng insulin tác dụng kéo dài:

Nếu trẻ bị đái tháo đường tuýp 1:

  • An toàn và hiệu quả của thuốc chưa được thiết lập.
  • Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, bạn cho trẻ dùng liều khởi đầu bằng 1/3 tổng liều insulin thường không quá 1.2 IU/kg mỗi ngày đối với thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng

Các loại Insulin

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thuốc Insulin là một liều thuốc quan trọng có 4 loại Insulin chính đó là Insulin tác dụng nhanh, ngắn, Insulin tác dụng trung bình, trung gian, Insulin tác dụng chậm, kéo dài và Insulin hỗn hợp.

Các loại Insulin tác dụng nhanh và ngắn thường được tiêm trực tiếp dưới da người bệnh cần rất lưu ý về lượng carbohydrate trong bữa ăn.

Đối với Insulin tác dụng trung bình, được tiêm dưới da sẽ bắt đầu có tác dụng sau 2 – 4 giờ, đạt đỉnh tác dụng sau 6 – 7 giờ và có thời gian kéo dài khoảng 10 – 20 giờ. Loại thuốc này cần tiêm 2 lần mỗi ngày.

Loại Insulin tác dụng chậm và kéo dài thường được dùng vào buổi tối.

Insulin hỗn hợp là loại Insulin có trộn sẵn 2 loại Insulin tác dụng nhanh và tác dùng dài trong cùng một loại hoặc cùng một mũi tiêm.

Ngoài ra còn một số dạng Insulin khác

- Insulin dạng uống: khi tới ruột non được giải phóng và không bị dịch vị phá hủy.

- Insulin dạng xịt: Có thể xịt vào miệng hoặc mũi, thuốc ngấm qua đường niêm mạc hô hấp hạ đường huyết nhanh hơn.

- Bút tiêm Insulin: Tiện lợi.

Những lưu ý khi sử dụng insulin

Khi sử dụng thuốc Insulin người bệnh cần lưu ý những điều sau:

- Tiêm thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ, tiêm đúng giờ quy định

- Nên luân chuyển vị trí tiêm để tránh loạn dưỡng mỡ do insulin

- Bảo quản Insulin ở ngăn mát tủ lạnh

- Có chế độ ăn uống, luyện tập thể thao phù hợp dành cho người đái tháo đường,.

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc insulin?

Một số người sử dụng insulin đôi khi có phản ứng với loại thuốc này bao gồm:

  • Hạ đường huyết là một trong các tác dụng phụ thường gặp nếu bạn sử dụng quá liều insulin
  • Mệt mỏi
  • Ngáp thường xuyên
  • Mất khả năng phối hợp cơ
  • Ra mồ hôi nhiều
  • Trở nên nhợt nhạt, xanh xám
  • Mất nhận thức.
  • Không thể nói hoặc suy nghĩ rõ ràng
  • Co giật
  • Động kinh

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên mà có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý, thận trọng

Trước khi dùng thuốc insulin, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với insulin hoặc bất kì thành phần nào hoặc thuốc nào.
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc cho con bú.
  • Những loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê toa và không kê toa,
  • Bạn bị tổn thương nghiêm trọng do đái tháo đường
  • Bạn đang phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa.
  • Bạn bị bệnh gan và thận.
  • Bạn đang bị ốm, bị căng thẳng.

Insulin chống chỉ định cho trường hợp dị ứng với insulin bò, insulin lợn các thành phần của chế phẩm (methyl – parahydroxybenzoat, metacresol, protamin)

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú bạn cần làm theo hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp những thông tin tổng quan nhất về insulin. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, người dùng nên nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên môn.