Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bạn nên dùng thuốc oxytocin như thế nào?


Oxytocin là thuốc dùng trong sản khoa, có vai trò co bóp tử cung thúc cả về tần số lẫn cường độ đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Thông tin thuốc Oxytocin

Oxytocin là tên gọi chung quốc tế của dạng thuốc ống tiêm

Tên chung quốc tế: Oxytocin.

Loại thuốc: Thuốc thúc đẻ - Hormon thùy sau tuyến yên.

Dạng thuốc và hàm lượng:

Ống tiêm : 1 ml chứa 2 đơn vị, 5 đơn vị, 10 đơn vị; ống tiêm có loại 2 đơn vị /2 ml, 5 đơn vị/ 5 ml; Lọ nhỏ mũi 5 ml, 40 đơn vị/ ml.

Hormone Oxytocin là gì?

Oxytocin dùng để gây sẩy thai, gây chuyển dạ đẻ hoặc thúc đẻ. Oxytocin còn có tác dụng phục vụ cho mục đích cầm máu sau sinh. Oxytocin được các nhà khoa học phát hiện ra năm 1952 để giảm chảy máu nơi nhau bám gây co bóp tử cung theo cường độ co bóp tử cung. Oxytocin như kích hoạt một loạt các hiệu ứng vật lý và tâm lý ở cả nữ giới lẫn nam giới.

oxytocin-dung-de-gay-chuyen-da-de-hoac-thuc-de

Oxytocin dùng để gây chuyển dạ đẻ hoặc thúc đẻ

Tác dụng của oxytocin là gì?

Oxytocin được sử dụng để kích thích chuyển dạ hoặc tăng cường co bóp dạ con trong quá trình sinh nở. Một tác dụng khác của oxytocin là co bóp tử cung ở phụ nữ với bị đình chỉ thai kỳ trong các trường hợp sau:

  • Thai chết lưu

  • Thai quá ngày sinh

  • Nhiễm độc thai nghén

  • Kiểm soát chảy máu sau khi sinh con.

  • Thai chậm phát triển trong tử cung

  • Thai dị dạng hoặc dị tật bẩm sinh nặng

  • Sản phụ bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật

Chỉ định dùng Oxytocin

Trước khi sinh

Theo chuyên gia y dược Cao đẳng y dược TPHCM chia sẻ, Oxytocin được dùng để gây cơn co tử cung trong trường hợp khởi phát chuyển dạ hoặc ở các trường hợp buộc phải chủ động đình chỉ thai nghén chẳng hạn như:

  • Cơn co tử cung thưa, yếu
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Ối vỡ non, vỡ sớm, cạn ối hoặc bị nhiễm khuẩn
  • Màng ối đã vỡ nhưng chưa chuyển dạ

Sau khi sinh

Sau khi thai đã mổ lấy ra, bác sĩ có thể chỉ định truyền oxytocin đề phòng và xử trí những trường hợp:

  • Chảy máu giai đoạn 3 của chuyển dạ

  • Chảy máu sau sảy thai, hoặc nạo hút thai.

  • Điều trị băng huyết sau sinh

  • Gây chuyển dạ ở các trường hợp buộc phải chủ động đình chỉ thai nghén

Chống chỉ định

Chống chỉ định truyền oxytocin tuyệt đối khi ) trong những trường hợp sau:

  • Nhau/rau tiền đạo trung tâm hoặc có khối u tiền đạo

  • Không có chỉ định đẻ đường dưới không thể sinh đường âm đạo

  • Nhau bong non thể nặng

  • Suy thai cấp tính và mãn tính

  • Ngôi thai bất thường

  • Cơn co cường tính

  • Test có/không đả kích kèm theo biểu hiện bệnh lý

  • Sản phụ mắc bệnh lý tim mạch gây rối loạn cung lượng tim

  • Bất tương xứng đầu thai nhi - khung chậu

  • Cơ sở y tế không có phòng và phương tiện mổ

  • Các bệnh lý mạn tính nặng.

  • Không có bác sĩ phẫu thuật.

  • Một số tình huống chống chỉ định dùng oxytocin còn bao gồm tử cung có sẹo do vết mổ lấy thai trước đây

  • Người mẹ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes sinh dục hoặc sùi mào gà.

  • Đa thai, đa ối, sa dây rốn khi thai nhi còn sống

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc oxytocin?

  • Chảy máu quá lâu sau khi sinh con

  • Nhịp tim nhanh, chậm, hoặc không đều

  • Huyết áp cao gây nguy hiểm

  • Hoang mang, đau ngực, khó thở, tim đập không đều

  • Đau đầu, rối loạn, nói lắp, ảo giác

  • Mất phối hợp, cảm giác không ổn định

  • Đau đầu, mờ mắt, ù tai, lo lắng

  • Nôn mửa, suy nhược nặng, chuột rút cơ bắp, thở nông hoặc ngừng thở

  • Chảy nước mũi, đau xoang hoặc bị dị ứng

  • Ảnh hưởng trí nhớ

  • Nhiều cơn co bóp cường độ cao hoặc thường xuyên hơn

  • Buồn nôn, nôn mửa

Thận trọng

Khi dùng oxytocin phải theo dõi liên tục cơn co tử cung, huyết áp mẹ và nếu có thể, tần số tim thai nhi và mẹ, áp lực trong tử cung để tránh các biến chứng.

 Bất cân xứng thai nhi và khung chậu, ngôi bất thường, khối u tiền đạo. Nếu xảy ra co tử cung phải ngừng ngay oxytocin. Vì oxytocin có thể gây một vài tác dụng chống bài niệu, hạn chế đưa dịch vào cơ thể. Khuyến cáo tránh dùng các dịch tiêm truyền nồng độ natri thấp. Tránh dùng oxytocin liều cao trong giai đoạn dài trong khi dùng thuốc.

  • Oxytocin không được dùng trong 3 hoặc 6 tháng đầu thai kỳ

  • Tử cung có sẹo mổ cũ

  • Rau tiền đạo

  • Rau bong non

  • Suy thai cấp tính và mạn tính

  • Cơn co cường tính

  • Không có phòng mổ, bác sĩ chuyên khoa và phương tiện phẫu thuật.

  • Thời kỳ mang thai trừ trường hợp sẩy thai tự nhiên hay gây sẩy thai

  • Thời kỳ cho con bú Oxytocin có thể vào sữa mẹ một lượng nhỏ, chỉ cho con bú sau khi ngừng thuốc ít nhất 1 ngày.

  • Oxytocin không gây dị dạng thai khi dùng theo chỉ định

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến oxytocin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến thuốc này, đặc biệt là:

  • Sinh hơn năm lần

  • Tiền sử phẫu thuật cổ tử cung hay tử cung (ví dụ, mổ lấy thai)

  • Vấn đề chảy máu chảy máu dưới màng nhện

  • Tử cung giãn quá mức

  • Bào thai hoặc sinh non

  • Tăng huyết áp (huyết áp cao)

  • Có thể làm cho những tình trạng tồi tệ hơn

  • Vấn đề với co bóp tử cung (ví dụ, đờ tử cung, tử cung co bóp mạnh)

  • Vị trí của thai nhi không thuận lợi (ví dụ, nằm ngang)

  • Suy thai

  • Nhiễm độc thai nghén, nặng

  • Các tình trạng khác có thể yêu cầu mổ lấy thai nhau thai tiền đạo hoàn toàn, mạch máu tiền đạo

  • Không được sử dụng ở những bệnh nhân bệnh thận