Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bạn có thể bị trầm cảm nếu bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng này


Nếu cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ gây ra một số bệnh liên quan đến vấn đề thể chất. Không những thế, khi thiếu hụt những chất dinh dưỡng này cũng sẽ khiến cho bạn gặp phải một số vấn đề về tinh thần và trong đó có bệnh trầm cảm.


Bạn có thể sẽ bị trầm cảm nếu cơ thể thiếu hụt một số chất dinh dưỡng

Trong bài viết này, các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội - Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tổng hợp lại những loại chất dinh dưỡng có thể gây ra bệnh trầm cảm nếu bị thiếu hụt.

Sắt

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ cao hơn so với nam giới. Tại sao lại lại như thế? Khả năng mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ cao hơn so với  nam giới do khi ở độ tuổi 25-45 thì cơ thể phụ nữ rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu. Và thiếu sắt sinh là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh trầm cảm và làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.

Kẽm

Đến thời điểm hiện tại đã có ít nhất 5 cuộc nghiên cứu khoa học chứng minh được rằng những bệnh nhân bị trầm cảm có nồng độ kẽm trong máu thấp hơn so với những người bình thường. Đồng thời, người ta cũng nghiên cứu được rằng các sản phẩm bổ sung kẽm bằng đường uống có tác dụng phòng chống bệnh trầm cảm rất hiệu quả.

Ngoài ra, kẽm cũng có tác dụng bảo vệ các tế bào não, giúp các tế bào này chống lại những thương tổn do các tế bào gốc tự do gây ra.

Axit folic

Các bác sĩ cho biết, lượng Axit folic và folat ở người trầm cảm có hàm lượng thấp hơn so với người bình thường. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống trầm cảm và cơ thể bị hụt Axit folic thì quá trình điều trị sẽ kém hiệu quả hơn. Theo lời khuyên của bác sĩ, để tăng cường hiệu quả của những loại thuốc chống trầm cảm thì có thể sử dụng cùng với 500mcg axit folic.

Carbohydrat

Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân và chế độ ăn uống phải giảm bớt lượng Carbohydrat sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh trầm cảm. Nguyên nhân của tình trạng này chính là do Carbohydrat sẽ kích thích quá trình sản xuất tryptophan và serotonin ở trong não giúp cho tâm trạng cảm thấy tốt hơn.

Protein

Protein không chỉ giúp cho bạn có một cơ thể khỏe đẹp mà còn rất có lợi cho những hoạt động của não và sức khỏe tâm thần. Do lượng axit amin có trong protein cso thể tạo ra nhiều chất dẫn truyền thần kinh trong não. Nếu chế độ ăn của bạn không thể cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể thì bạn rất dễ bị trầm cảm.


Cơ thể thiếu hàm lượng Carbohydrat sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh trầm cảm

Axit béo omega-3

Cơ quan có lượng chất béo và lipit cao nhất trong cơ thể con người chính là não bộ. Trên thực tế, chất xám của não bộ chứa tới 50% hàm lượng chất béo. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng axit béo omega-3 có tác dụng làm cải thiện tâm trạng và làm giảm các triệu chứng trầm cảm.

Vitamin B tổng hợp

Rất nhiều bệnh nhân đã cải thiện được tình trạng trầm cảm của mình khi bổ sung hàm lượng vitamin B bị thiếu hụt vào trong cơ thể. Vitamin B là một phức hợp gồm các loại vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12 và cả thiamin. Khi thiếu hụt vitamin B thì sẽ có rất nhiều dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về mặt nhận thức dẫn đến căn bệnh trầm cảm ở bất kỳ độ tuổi nào.

Magie

Năm 2012, trên tạp chí Neuropharmacology đã công bố một nghiên cứu với kết luận rằng khi cơ thể của bạn rơi vào trạng thái căng thẳng thì magie chính là khoáng chất đầu tiên mà cơ thể sử dụng. Chính vì thế đã dẫn tới tình trạng lo âu và trầm cảm. Hãy bảo vệ sức khỏe tâm thần của bạn bằng cách bổ sung đầy đủ lượng magie thông qua những loại thực phẩm hàng ngày.

Vitamin D

Nếu không hấp thụ được lượng vitamin D bằng chế độ ăn uống và thông qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm thì có nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm rất cao. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng cơ thể của những người mắc bệnh trầm cảm bị thiếu hụt vitamin D.

Hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ các loại vitamin trên để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, các bạn cũng nên cung cấp đầy đủ tất cả những dưỡng chất cần thiết khác để cơ thể có thể phát triển một cách toàn diện.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch