Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bà bầu có được ăn măng không?


Măng là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Măng cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và một lượng chất xơ dồi dào. Với người thường là vậy, còn trường hợp bà bầu có được ăn măng không?

Giá trị dinh dưỡng của măng

Măng được xếp vào danh mục các loại rau củ bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao, trong số đó có nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp thai phụ ăn măng bị tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy đối với bà bầu, ăn măng cần chú ý cách chế biến và lượng ăn sao cho phù hợp.

mang-co-chua-nhieu-doc-to-dac-biet-la-cyanide

Măng có chứa nhiều độc tố đặc biệt là cyanide

Theo nghiên cứu, măng có giá trị dinh dưỡng cao

  • Chất xơ: hàm lượng chất xơ trong măng chiếm 2,56%. Hàm lượng chất xơ cao trong măng giúp giảm nguy cơ ung thư hệ tiêu hóa.
  • Chất chống oxy hóa: Phytosterol trong măng có tác dụng giảm viêm như một chất chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.
  • Ít chất béo và đường: bà bầu không phải quá lo lắng về vấn đề cân nặng và nguy cơ tiểu đường khi ăn măng. Lượng chất béo và đường có trong măng hầu như không có
  • Ngoài 91% là nước, măng chứa protein, khoáng chất các loại vitamin và khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Hàm lượng kali trong măng khá cao, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa kali có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Kiểm soát cholesterol: Măng làm giảm lượng cholesterol xấu nhờ chứa nhiều chất xơ.
  • Tốt cho tim mạch: Măng có nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất như selen, kali có lợi cho tim. Việc đào thải cholesterol dư thừa giúp thanh lọc động mạch.        
  • Với lượng carbohydrate và đường thấp măng trở thành thực phẩm phòng các bệnh tim mạch
  • Giúp giảm cân: Măng tươi là thực phẩm giàu chất xơ, giúp thỏa mãn cơn đói tốt nhất nếu chúng ta đang muốn giảm cân. Măng là thực phẩm giúp giảm cân lý tưởng với tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm giàu chất xơ khác. Măng cũng chứa lượng đường và calo không đáng kể
  • Chống viêm: Măng tươi có đặc tính chống viêm hiệu quả. Măng có thể luộc lên rồi ăn và bôi trực tiếp lên vết thương để giảm viêm. Măng làm giảm đau, viêm cũng như chữa lành vết loét
  • Tốt cho đường ruột: Măng không chỉ làm giảm lượng cholesterol mà còn duy trì hoạt động của đường ruột vì chứa lượng lớn chất xơ
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Măng tre giúp nâng cao khả năng miễn dịch khi chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Măng tre ó các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, và B giúp tăng cường chức năng miễn dịch.
  • Chống ung thư: Măng tươi giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, giàu chất chống oxy hóa, góp phần chống ung thư. Chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u.
  • Chữa vấn đề dạ dày: Măng giúp làm mềm phân, chữa trị táo bón vì rất giàu chất xơ. Măng cũng chứa các chất giúp chữa trị các vấn đề đường ruột
  • Kháng khuẩn: Măng tre có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus và là một thuốc cho các bệnh do vi khuẩn và virus.
  • Chữa các vấn đề hô hấp: Do có đặc tính chống viêm măng rất hiệu quả trong chữa trị các vấn đề về hô hấp như khó thở, viêm phế quản, rối loạn hen suyễn, làm long đờm một cách hiệu quả.

Bà bầu có được ăn măng không?

Theo chuyên gia y dược tại Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ, măng có nhiều giá trị dinh dưỡng là vậy, tuy nhiên, măng cũng thể gây ngộc độc cao.

Gây đầy hơi, no lâu

Tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng măng chứa nhiều chất xơ, có thể gây đầy hơi, no lâu. Mẹ nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm ủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi thay vì ăn măng.

Măng có nguy cơ gây ngộ độc thai kỳ

Măng cũng chứa một lượng lớn cyanide cyanide chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) có thể gây ngộc độc cao nên không phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ.

Các triệu chứng ngộ độc măng thường thấy như khó thở, tụt huyết áp, đau đầu, nôn ói. Thai phụ nên hạn chế ăn măng khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Phụ nữ mang thai ăn măng có thể khiến tình trạng đầy bụng trở nên nặng hơn nhất là ở các mẹ đang bị ốm nghén.

Măng là nguyên nhân gây thiếu máu ở bà bầu

Khi ăn măng bà bầu sẽ cản trở việc bổ sung sắt gây thiếu máu vì trong măng có chất hạn chế quá trình hình thành máu. Các mẹ bầu khi mang thai, thường xuyên phải bổ sung sắt để hỗ trợ quá trình tạo máu hoàn chỉnh của thai nhi. Độc tố cyanide trong măng tươi làm vô hiệu hóa enzym sắt, làm người ăn bị thiếu oxy gây ra thiếu máu.

Bà bầu ăn măng được nhưng nên ăn với số lượng ít và nên chú ý đến quá trình chế biến măng để đảm bảo an toàn.

ba-bau-khong-nen-an-mang-thuong-xuyen-vi-co-the-gay-thieu-mau

Bà bầu không nên ăn măng thường xuyên vì có thể gây thiếu máu

Mẹ bầu ăn măng cần lưu ý điều gì?

  • Khi ăn măng, mẹ nên chú ý khâu chế biến loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Mẹ nên ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn. 
  • Không nên ăn măng thường xuyên vì có hại cho mẹ bầu. Chỉ nên ăn 2 lần mỗi tháng và mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 200 – 300 g
  • Trong quá trình luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay hơi. Nhất là không nên sử dụng lại nước luộc măng vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.
  • Bà bầu không nên ăn măng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai
  • Bà bầu ăn măng cần ghi nhớ nên ngâm nước muối, rửa sạch và luộc kỹ nhiều lần để giảm độc tố cyanide.
  • Bà bầu chỉ nên ăn 1 – 2 bữa măng trong 1 tháng, các trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng thường là do ăn món này quá nhiều. Nếu trường hợp ngộ độc sau khi ăn măng thì tuyệt đối không được ăn nữa và nhanh chóng tìm tới các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
  • Ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn. Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao
  • Bà bầu có vấn đề về tiêu hóa được khuyến cáo không nên ăn măng vì dạ dày phải co bóp nhiều để nghiền nát xơ măng. Độc tố có trong măng sẽ gây kích tứng dạ dày, gây nôn mửa, làm tình trạng viêm loét nặng thêm
  •  Người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn nhiều măng sẽ trào ngược axit, chảy máu thành bụng, khó tiêu, đầy bụng
  • Với các bà bầu có tiền sử mắc bệnh thiếu máu không nên ăn măng sẽ không có lợi cho cả mẹ bầu và thai nhi.
  • Bà bầu đang ốm nghén, tiêu hóa kém, không nên ăn măng sẽ cản trở quá trình hấp thu sắt tạo máu làm gánh nặng cho hệ tiêu hóa
  • Người bị sỏi thận không ăn măng vì axit oxalic kết hợp với canxi làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận
  • Ăn măng gây hại cho gan, dạ dày, thực quản.
  • Thành phần axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi, kẽm, kìm hãm sự phát triển thể chất, chiều cao của trẻ.

Nhìn chung, trong măng có chất gây hại máu, nên bà bầu không nên ăn món này quá nhiều trong thai kỳ.