Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Acarbose: cách dùng và liều lượng sử dụng


Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc Acarbose để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người bệnh mắc bệnh tiểu đường - một trong những căn bệnh nguy hiểm, để lại di chứng nặng nề.

AcarboseAcarbose dùng để điều trị bệnh tiểu đường

Acarbose là thuốc gì?

Acarbose là loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhờ khả năng kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả mà nó giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh như mù lòa, tổn thương thận, suy giảm chức năng tình dục và sinh sản.

Cơ chế hoạt động của thuốc là làm quá trình phân hủy tinh bột thành đường diễn ra chậm hơn, từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Cũng nhờ đó mà nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay đột quỵ giảm hẳn. Ngoài ra thuốc còn được bác sĩ để chỉ định cho một số bệnh nhân khác.

Hướng dẫn cách dùng & liều lượng thuốc acarbose

Cách sử dụng

Thuốc Acarbose được dùng theo đường uống, nên uống vào các bữa chính trong ngày.

Bệnh nhân có thể uống trước hoặc trong bữa ăn kèm thức ăn hoặc sữa tùy ý, miễn những loại đó không có vị chua.

Người dùng không được tự ý thay đổi liều lượng khi chưa được bác sĩ cho phép.

Mọi người nhớ đọc thêm thông tin trên tờ giấy hướng dẫn sử dụng trước khi dùng mà nhà sản xuất cung cấp.

Không được uống quá liều hay bỏ liều. Tuy nhiên, khi gặp phải trường hợp đó thì cần áp dụng biện pháp xử lý sau đây:

  • Quên liều: uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu nhớ muộn quá, khi gần với giờ uống kế tiếp thì có thể bỏ qua liều đó mà chỉ uống liều kế tiếp như đã quy định; tuyệt đối không được uống 2 liều cùng một lúc.
  • Quá liều: Cần gây nôn để tống khứ các dịch thuốc ra ngoài và khẩn trương đưa bệnh nhân đến bệnh viện hay cơ sở khám chữa bệnh gần nhà nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Liều lượng

Liều dùng thuốc Acarbose phụ thuộc vào tình trạng bệnh, tuổi tác, cơ địa của từng người. Do đó, muốn biết liều lượng chính xác thì phải gặp trực tiếp bác sĩ.

  • Người lớn: khởi đầu uống 25mg/ lần x 3 lần/ ngày rồi duy trì với liều từ 50 – 100g/ lần; ngày 3 lần.
  • Trẻ em: vân chưa xác định được liều dùng an toàn cho trẻ, tốt nhất hãy hỏi kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

Acarbose có tác dụng gìDùng Acarbose có tốt không?

Tác dụng phụ khi dùng thuốc acarbose

Trong và sau khi dùng thuốc để điều trị bệnh có thể gặp một số tác dụng ngoại ý như sau:

  • Bệnh về da: nổi mề đay, phát ban, sưng mặt,
  • Có vấn đề về hô hấp: sổ mũi, viêm họng, khó thở
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy
  • Chảy máu mũi, âm đạo, miệng
  • Da bị tím tái
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn, nước tiểu có máu
  • Vàng da, vàng mắt

Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp những tác dụng phụ của thuốc Acarbose không được liệt kê trong danh sách trên. Hãy ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ ngay để được chuyển hướng điều trị phù hợp.

Những lưu ý khi dùng thuốc Acarbose là gì?

Trước khi dùng thuốc Acarbose, hãy báo cho bác sĩ của bạn nếu:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Dễ bị nhạy cảm với những loại hóa chất, lông động vật
  • Có vấn đề về sức khỏe và đang dùng thuốc nào đó để điều trị bệnh.
  • Sắp hoặc đang phẫu thuật
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ

Cách bảo quản thuốc acarbose

Để thuốc lâu bị biến chất, cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời; để thuốc xa tầm tay với trẻ em, thú nuôi; không được để ở nhà tắm hay tủ lạnh. Dược sĩ đến từ Cao đẳng Y tế Hà Nội khuyến khích mỗi gia đình chuẩn bị một chiếc tủ gỗ chuyên đựng thuốc, đặt cách mặt đất khoảng 1,5m để thêm vài gói chống ẩm vào trong đó.

Khi không dùng nữa thì không được vứt xuống đường, hồ nước,…tránh ô nhiễm môi trường nước, không khí,…Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc đúng quy trình đảm bảo  an toàn sức khỏe.

Tương tác thuốc

Những loại thuốc không được kết hợp cùng lúc với những loại thuốc sau vì sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ hơn:

  • Pefloxacin, Prulifloxacin, Rufloxacin;
  • Sparfloxacin, Temafloxacin, Tolazamide;
  • Tolbutamide, Tosufloxacin, Trovafloxacin
  • Mesylate, Gatifloxacin, Gemifloxacin;
  • Gliclazide, Glipizide, Glyburide;
  • Grepafloxacin, Levofloxacin, Lomefloxacin;
  • Moxifloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin;
  • Acetohexamide, Alatrofloxacin, Balofloxacin;
  • Chlorpropamide,Ciprofloxacin, Clinafloxacin;
  • Enoxacin, Fleroxacin,Flumequine;

Tuy nhiên, khi kết hợp với những loại thuốc này có thể làm tăng hiệu quả:

  • Phenelzine, Pindolol, Procarbazine;
  • Propranolol, Psyllium, Rasagiline;
  • Selegiline, Sotalol, Talinolol;
  • Tertatolol, Timolol, Tranylcypromine;
  • Thuốc chống đông máu Warfarin.
  • Acebutolol, Alprenolol;
  • Atenolol, Betaxolol, Bevantolol;
  • Bisoprolol, Bitter Melon, Bucindolol;
  • Carteolol, Carvedilol, Celiprolol;
  • Digoxin, Dilevalol, Esmolol;
  • Fenugreek, Glucomannan, Guar Gum;
  • Iproniazid, Isocarboxazid, Labetalol;
  • Levobunolol, Linezolid, Mepindolol;
  • Methylene Blue, Metipranolol, Metoprolol;
  • Moclobemide, Nadolol,Nebivolol;
  • Nialamide, Oxprenolol, Penbutolol;

Tốt nhất, để không xảy ra phản ứng tương tác thuốc Acarbose, người bệnh cần liệt kê danh sách tất cả những loại thuốc đang dùng cho bác sĩ biết để họ cân nhắc và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp nhất. Ngoài ra, họ sẽ khuyên bạn nên ăn gì và không được ăn gì. Nhiệm vụ của bạn là tuân thủ chỉ định dùng thuốc và chế độ ăn kiêng của bác sĩ. Rượu bia, thuốc lá,...là những thứ có hại mà bệnh nhân cần từ bỏ càng sớm càng tốt.

Lưu ý khác

Hãy chọn mua ở những nhà thuốc uy tín, đảm bảo chất lượng, không được vì giá thuốc Acarbose rẻ hơn mà mua ở những cửa hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Dù vậy, khi mua cũng phải kiểm tra kỹ lưỡng về mã vạch, hạn sử dụng, sự nguyên vẹn của hộp thuốc,...Điều này sẽ giúp mọi người tránh được việc mua hàng giả, hàng nhái, hàng hết hạn sử dụng.

Bên cạnh việc uống thuốc thì nên xem nhiều chương tình sức khỏe để nghe các chuyên gia tư vấn về cách điều tị bệnh tiểu đường cũng như lời khuyên về chế độ ăn uống để bệnh chóng lành. Trong thời gian dùng thuốc, hãy tái khám thường xuyên để được bác sĩ theo dõi, kiểm tra tình hình lượng đường trong máu và nước tiểu,…

Nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và giữ tờ giấy ấy để đọc lại khi cần; không dùng khi thuốc đã hết hạn sử dụng hay khi nó đã chuyển sang màu khác; không được tự ý thay đổi liều lượng kể cả khi mức độ bệnh nặng/ nhẹ hơn.

Tất cả những thông tin vừa chia sẻ về thuốc Acarbose chỉ mang tính chất tham khảo. Người đọc xong không được tự ý áp dụng theo vì rất nguy hiểm. Rất nhiều trường hợp tự mua thuốc về dùng, dùng sai cách, sai liều,...khiến phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Hơn nữa, họ phải tự chịu trách nhiệm khi sự cố không mong muốn xảy ra.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/