Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sinh viên Đại học bắt buộc phải “Ra trường sớm” - Nguyên nhân do đâu


Rất nhiều sinh viên đại học có tâm lý nghỉ xả hơi, dành nhiều thời gian để yêu đương sau khi trúng tuyển vào Đại  học. Nhưng nếu tình trạng chủ quan này diễn ra trong thời gian dài và các bạn sinh viên không có ý thức chấn chỉnh lại thì dù điểm trúng tuyển đại học có cao như thế nào cũng khó tránh khỏi vấn đề “Ra trường sớm”.


Sinh viên Đại học bắt buộc phải “Ra trường sớm” - Nguyên nhân do đâu

Nói về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã có một vài chia sẻ.

Sinh viên cần phải giữ lửa học tập

Công tác tuyển sinh của các trường Đại học tính đến thời điểm hiện tại đều đã hoàn tất, tân sinh viên đều đã nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Thầy có điều gì muốn chia sẻ cùng với những tân sinh viên mới bước chân vào giảng đường đại học không ạ?

Đầu tiên, tôi xin chúc mừng tất cả các bạn tân sinh viên đã xuất sắc vượt qua kỳ thi THPT quốc gia để trúng tuyển vào đại học. Đây la fmootj tin vui đối với bản thân và cả gia đình của các bạn. Tuy nhiên, môi trường học tập tại đại học không giống như THPT, sẽ không có ai thúc ép và các bạn phải luôn chủ động đối với việc học tập của mình.

Khi bước chân vào giảng đường Đại học, các em sẽ phải tự lập hoàn toàn và không có sự quan tâm của thầy cô và cha mẹ như thời học phổ thông. Đại học chính là hành trang giúp các bạn tự tin bước vào con đường xây dựng sự nghiệp trong tương lai. Những ngày đầu học Đại học, nhiều bạn sinh viên đã cảm thấy choáng ngợp trước khối lượng kiến thức quá nhiều. Chính vì thế, các bạn nên dành nhiều thời gian cho việc tự học, học thêm ở nhà hoặc trên thư viện mới có thể tiếp thu được lượng kiến thức này.

Để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng thì sinh viên phải trau dồi rất nhiều kỹ năng khác trong quá trình học tập

Ngoài việc chăm chỉ học tập để bổ sung kiến thức cần thiết thì sinh viên hiện nay còn phải trang bị những kỹ năng gì?

Để sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng và một vài yêu cầu khác của xã hội thì các trường Đại học đã đẩy mạnh việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng về giao tiếp thuyết trình, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng làm việc nhóm… Ngoài ra, nếu sinh viên thực sự quan tâm có thể tham gia vào các khóa học đào tạo về kỹ năng như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức… nghe qua có thể thấy các kỹ năng này rất đơn giản nhưng về bản chất của những kỹ năng này sẽ giúp cho sinh viên tiếp thu được những kiến thức cần thiết để phát triển bản thân một cách toàn diện.

Thầy đánh giá như thế nào về tình trạng sinh viên năm nhất đã căng mình đi làm thêm như hiện nay?

Theo quan điểm của tôi thì điều này còn tùy thuộc vào điều kiện vào hoàn cảnh của từng sinh viên. Đi làm thêm cũng giúp sinh viên có thêm trải nghiệm và thu nhập để trang trải cho cuộc sống hàng này. Tuy nhiên, các bạn phải bố trí thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến việc học tập. Nếu chỉ đi làm và lơ là chuyện học hành thì tôi nghĩ các bạn không nên đi làm.


Rất nhiều bạn đi làm thêm những vẫn dành thời gian để học tập

Rất nhiều sinh viên có tâm lý thi đỗ vào Đại học để chơi

Các bạn sinh viên đã phải nỗ lực học tập rất nhiều ở bậc phổ thông để có thể trúng tuyển vào Đại học nên thường có tư tưởng nghỉ xả hơi sau khi trúng tuyển. Tư tưởng này có thực sự đúng đắn?

Theo tôi thấy thì phần lớn sinh viên đều có tư tưởng này. Chúng ta sẽ có những thế hệ sinh viên giỏi nếu các bạn giữ vững được phong độ và tinh thần học tập như hồi phổ thông. Nhưng rất tiếc là các bạn chỉ đạt được phong độ và tinh thần học tập tốt nhất ở cấp học phổ thông. Nên khi vượt qua ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, một số sinh viên có ý thức rất kém, coi giảng đường đại học là một nơi nghỉ xả hơi nhất là đối với những bạn sinh viên học xa gia đình. Đây là một thực trạng hết sức đáng nguy hiểm và đáng buồn.

Đó đó, những sinh viên được “Ra trường sớm” hoặc nói đúng hơn là bị nhà trường buộc thôi học hầu hết đều nằm trong số những bạn có tư tưởng xả hơi. Lời khuyên của tôi đưa ra cho các bạn là nên giữ được ngọn lửa nhiệt huyết để tiếp tục hoàn thành chặng đường học  tập của mình một cách tốt nhất.

Theo thầy thì sinh viên có nên yêu không?

Cuộc sống của các bạn sinh viên sẽ mất đi sự thi vị nếu không có tình yêu. Trên thực tế, có rất nhiều bạn khi yêu đã trở nên tốt hơn nhưng vẫn có bạn vì yêu mà bỏ bê việc học tập. Rất ít bạn trẻ có suy nghĩ vào đại học để yêu và tình yêu nảy nở cũng là một chuyện hết sức tự nhiên. Do đó, tôi nghĩ trong thời gian học tập các bạn có tình bạn, tình yêu trong sáng là điều hết sức bình thường. Nhưng đừng để tình yêu ảnh hưởng đến việc học tập.


Nhiều sinh viên mải chơi, mải yêu không chú tâm vào việc học nên đã bị bắt buộc thôi học

Trước tình trạng sinh viên mải chơi, mải yêu không chú tâm vào việc học nên nhiều trường hợp đã bị bắt buộc thôi học. Thầy có cảnh báo gì đối với những sinh viên đang có tư tưởng như thế?

Khi đủ 18 tuổi, các bạn đã là công dân, có nhận thức và phải tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình. Rất đáng buồn cho nhiều bạn sinh viên vào được đại học nhưng không thể tốt nghiệp được. Tại trường của chúng tôi luôn thường xuyên đưa ra những lời cảnh báo để hạn chế những cám dỗ của trò chơi điện tử và những hoạt động khác ảnh hưởng đến việc học tập thông qua hoạt động đoàn thể. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập, cán bộ lớp cũng thường xuyên tư vấn và nhắc nhở thêm.

Đối với tân sinh viên, có nên quá chủ quan hay tự ti với điểm số của mình khi vào đại học?

Nếu các bạn trúng tuyển với một điểm số cao thì chứng tỏ năng lực và tư duy của các bạn rất tốt. Tuy nhiên, nếu không tiếp tục nỗ lực và chăm chỉ học tập thì các bạn có thể sẽ không được tốt nghiệp

Với những trường hợp có điểm đầu vào chưa được cao thì các bạn cần phải nỗ lực hơn nữa để có kết quả học tập tốt. Tất cả sinh viên trúng tuyển vào trường đều phải vượt qua một ngưỡng điểm nhất định, và điểm số đầu vào không quyết định được điều gì cả, kết quả học tập của các bạn còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình học tập.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sưu tầm