Hội chứng sợ lỗ là một trong những ám ảnh về cụm lỗ nhỏ hay những vết sưng. Bên cạnh đó những đối tượng có thể kích hoạt phản ứng sợ hãi này bao gồm vỏ hạt hay những hình ảnh cận cảnh của những lỗ đó. Cùng tìm hiểu bệnh sợ lỗ trong chuyên mục bài viết dưới đây nhé.
Bệnh sợ lỗ là gì?
Nếu như bạn đang phải đối mặt với sự sợ hãi khi nhìn thấy nhiều lỗ, nhiều khả năng bạn đang mắc chứng trypophobia. Đây được hiểu là một sự ác cảm cực độ đối với các mô hình của các lỗ hay những vết sưng không đều.
>> Xem thêm: Bệnh sợ lỗ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sợ lỗ thường có tên khoa học là Trypophobia, một hội chứng ám ảnh khi người bệnh quan sát các vật có nhiều lỗ nhỏ, ngay kể cả vết thâm. Đây có thể là nỗi sợ hãi, thậm chí là ghê tởm những chùm lỗ nằm sát nhau. Người bệnh nhẹ thường sẽ nổi da gà, nhưng với người bị nặng sẽ buồn nôn, ám ảnh.
Có thể thấy một ví dụ đơn giản với những người mắc chứng trypophobia khi bắt gặp những hình ảnh của : vỏ hạt sen, những dấu vết trên thân cây do chim gõ kiến gây nên hay bọt biển, bọt cà phê...
Mặc dù hội chứng này không hề hiếm gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ ai không phân biệt lứa tuổi và giới tính…Nó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bệnh nhân do vậy cần có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sợ lỗ
Người mắc hội chứng trypophobia khi nhìn thấy những mảnh san hô đầy lỗ, bồn tắm có bong bóng hay xuất hiện bọt của nước ngọt có ga nổi lên, thường sẽ có cảm giác bị sợ hãi, ghê tởm hay buồn nôn. Người bệnh có thể cảm thấy tim của mình đập thình thịch, đầu óc căng thẳng, thậm chí là bị sởn gai ốc. Một số trường hợp dù không nhìn thấy hình ảnh nhưng chỉ cần nghe những mô tả, tường thuật về vậy nhiều lỗ nào đó cũng sẽ bị kích động các triệu chứng kể trên.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm thần học, những triệu chứng của người mắc phải hội chứng sợ lỗ thường có cảm giác ghê tởm . Điều này thường không phổ biến trong nỗi ám ảnh được ghi nhận – thường tình trạng nỗi sợ hãi sẽ được ghi nhận nhiều hơn.
Dù hội chứng sợ lỗ này có thể xảy ra ở bất kỳ ai những nữ giới thường có nguy cơ bị mắc bệnh sợ lỗ nhiều hơn. Nguyên nhân chủ yếu nhất của bệnh là do rối loạn trầm cảm chính và rối loạn lo âu tổng quát.
Theo dược sĩ các trường Cao Đẳng Dược Hà Nội, nỗi ám ảnh nguyên nhân là do sự rối loạn lo âu có thể gây ra các những biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh, run rẩy đồng thời có cảm giác hoảng loạn.
Tình trạng này càng có xu hướng gia tăng khi người bệnh xuất hiện cảm giác bị sợ hãi thái quá về một tình huống, một địa điểm; tình trạng áp đảo này thường xuất phát do những trải nghiệm tổn thương trong chính họ hoặc do những phản ứng mà họ đã nhận được từ việc quan sát ở người khác. Những cơ hội phát triển nỗi ám ảnh trên hoàn toàn phụ thuộc vào lịch sử di truyền ở người bệnh.
Nếu một người bị ám ảnh bởi những bức ảnh do những lỗ nhỏ của đồ vật hay hoa văn, nhưng ác cảm ấy sẽ làm ảnh hưởng đến những hoạt động của họ, nhưng không phải trở thành một nỗi ám ảnh".
Tuy nhiên nếu như ám ảnh này "can thiệp nhiều vào thói quen hàng ngày của người đó" với những người bệnh.
Điều trị hội chứng sợ lỗ
Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị bệnh sợ lỗ hiệu quả đối với từng trường hợp. Tuy nhiên, hiện nay cũng có khá nhiều phương pháp nhằm cải thiện được tình trạng bệnh, chúng được sử dụng cho những nỗi ám ảnh cụ thể cũng đồng thời rất hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh tốt hơn.
Liệu pháp phơi nhiễm (tiếp xúc)
Biện pháp phơi nhiễm được thực hiện cho người bệnh tiếp xúc dần dần với đối tượng họ sợ hãi. Nếu tiếp xúc nhiều theo thời gian, từ đó sẽ khiến những triệu chứng của bệnh cùng sẽ bị giảm bớt. Người bệnh có thể bắt đầu bởi những tưởng tượng với những gì họ đang sợ hãi, sau đó sẽ nhìn vào hình ảnh của các đối tượng. Cuối cùng là sẽ ở gần hoặc được chạm vào những đối tượng đó.
Với những người mắc hội chứng trypophobia, họ sẽ được bắt đầu quá trình điều trị bằng cách nhắm mắt lại. Sau đó thử tưởng tượng một vật thể bao gồm tổ ong hay vỏ hạt. Người bệnh sẽ tiếp tục lặp lại những hành động trên cho đến khi những triệu chứng bắt đầu giảm. Một khi người bệnh có thể tưởng tượng ra một vật thể mà không xảy ra bất kỳ phản ứng gì, họ sẽ tiếp tục được chuyển sang bước tiếp theo: nhìn trực tiếp vào hình ảnh của vật thể.
Liệu pháp thay đổi nhận thức (CBT)
Phương pháp trị liệu thay đổi nhận thức được hiểu là việc kết hợp với liệu pháp trị liệu tâm lý. Qua đó giúp cho người bệnh thay đổi được những suy nghĩ và hành vi tiềm ẩn trong mỗi người bệnh để từ đó có thể góp phần gây ra bệnh trypophobia. Chẳng hạn như việc thảo luận về những suy nghĩ không tồn tại trong thực tế, có thể được thay thế những suy nghĩ trên bằng những suy nghĩ thực tế hơn. Đồng thời người bệnh sẽ được thực hiện những sự thay đổi về hành vi.
Một trong những nguyên nhân khiến người bệnh đối mặt với những triệu chứng ám ảnh trên được chỉ ra là do họ thường tin rằng những đối tượng đó vốn đã rất nguy hiểm hoặc có khả năng đe dọa. Chính những suy nghĩ này dẫn đến những tâm lý tự động tiêu cực ngay khi họ thấy vật thể đó.
Thuốc
Với bệnh sợ lỗ dùng thuốc gì? Thường các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu. Thỉnh thoảng việc dùng thuốc sẽ được chỉ định theo như bác sĩ kê toa, nhất là đối với bệnh nhân cũng bị trầm cảm hoặc lo lắng. Một số loại thuốc bao gồm những chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc bao gồm (SSRI), thuốc nhóm benzodiazepin hay các loại thuốc chẹn beta. Một số nghiên cứu cho thấy những loại thuốc này thường được chỉ định dùng đơn độc, nhưng một số trường hợp sẽ được sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị khác bao gồm CBT, liệu pháp tiếp xúc hay các loại trị liệu tâm lý khác.
Với những thông tin vừa được chúng tôi chia sẻ về bệnh sợ lỗ trên đây hi vọng sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng. Thay vào đó bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe tốt.