Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh đậu mùa là gì? Nên làm gì và kiêng gì với bệnh này?


Bệnh đậu mùa có tỷ lệ lây lan rất cao và hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị. Người bệnh nên biết cách phòng tránh nó bằng cách tiêm vắc-xin đậu mùa từ 3−4 ngày tính từ khi người bệnh có tiếp xúc với virus đậu mùa. Thông tin về bệnh đậu mùa dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh này. Hãy cùng theo dõi nhé.

Bệnh đậu mùa là gì?

Bệnh đậu mùa do virus đậu mùa thuốc chủng Poxvirus gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm khiến cho người bệnh rất mất thẩm mỹ. Trước đây khi chưa có sự phát triển y tế thì bệnh đậu mùa gây ra nguy cơ tử vong ở con người rất lớn. Tuy nhiên hiện nay thì hầu hết căn bệnh truyền nhiễm này đã bị xóa sổ. Dù vậy thì người bệnh vẫn nên chuẩn bị các kế hoạch nhằm dự trù để đối phó với virus gây bệnh đậu mùa.

Bệnh đậu mùa dễ nhầm lần với thủy đậu

>>Xem thêm: Cách ly xã hội được hiểu như thế nào là đúng?

Thông thường căn bệnh đậu mùa này thường sẽ gây ra những triệu chứng ban đầu gần giống với bệnh thủy đậu. Trên thực tế thì đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, người bệnh nên nắm rõ thông tin bệnh đậu mùa dưới đây sẽ có cách điều trị phù hợp.

Khi mắc phải bệnh đậu mùa, người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu đầu tiên đó là xuất hiện những mụn nước nhỏ nổi trên mặt, cánh tay hay toàn thân mình có chứa đầy mủ. Một số những triệu chứng khác bao gồm:

  •         Toàn thân mệt mỏi giống cúm, kèm theo nhức đầu và đau nhức mình mẩy và thỉnh thoảng bị nôn ói;
  •         Người bệnh bị sốt cao;
  •         Bị lở miệng khi các mụn nước trên khiến cho tình trạng lây lan virus vào cổ họng;
  •         Phát ban trên da;
  •         Phát ban bắt đầu bằng các loét đỏ phẳng trở nên sưng cao hơn vài ngày sau đó;
  •         Những nốt sưng dần dần biến thành mụn nước có chứa đầy dịch;
  •         Những mụn nước đầy mủ, chúng thường đóng vảy ở giai đoạn từ tuần thứ hai của bệnh;
  •         Những vảy này thường hình thành trên những bóng nước và sau đó chúng sẽ bị vỡ ra ở tuần thứ ba của bệnh. Cuối cùng, những nốt mụn này có thể gây ra sẹo vĩnh viễn;
  •         Nếu như những bóng nước bị lan ra mắt thì người bệnh có thể bị mù.

Thường những triệu chứng của bệnh đậu mùa sẽ bị biến mất trong vòng từ 2−3 ngày. Dần sau đó thì người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên bệnh nhân lưu ý bởi có thể bị phát ban. Trước tiên, bệnh sẽ xuất hiện chủ yếu ở mặt và sau đó sẽ bị lan dần sang tay, cẳng tay và tại các phần chính của cơ thể. Bệnh này theo nghiên cứu sẽ rất dễ lây nhiễm sang người khác kể cả giai đoạn ủ bệnh cho đến khi phát ban biến mất.

Những nốt ban xuất hiện sau 2 ngày sẽ phát triển thành những ổ áp xe có chứa đầy dịch và mủ. Chúng sẽ vỡ dần ra và sau đó đóng vảy ở trên. Những vảy cuối cùng sẽ bị rơi ra và để lại sẹo.

Người bệnh cũng có thể gặp phải những dấu hiệu khác mà chúng tôi chưa được đề cập. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh đậu mùa, hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp nhanh nhất.

Bị đậu mùa rồi có bị lại không?

Bệnh đậu mùa có bị tái lại không? Giải đáp thắc mắc của không ít người thì các chuyên gia bác sĩ cho biết ở một số trường hợp, người bệnh đã từng mắc bệnh đậu mùa trước đây thường sẽ không bị nhiễm lại dù có tiếp xúc với virus bệnh hoặc xuất hiện những triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và chúng thường không phát triển những giai đoạn của ban.

Đối với thể bệnh đậu mùa nặng có tỷ lệ người bệnh chết trong số người mắc bệnh này trong khoảng từ 15 - 40%. Tỷ lệ người bệnh tử vong có thể diễn ra sớm trong ngày từ thứ 2, thứ 3, nhưng phổ biến nhất là trong tuần thứ 2.

Với trường hợp mắc bệnh nhẹ thì người bệnh thường có tỷ lệ tử vong thường trong khoảng dưới 1%. Tuy nhiên những triệu chứng phát ban trên vẫn thường xảy ra tương tự như người bệnh thể bệnh nặng, bên cạnh đó những phản ứng trên toàn thân ở người bệnh này sẽ ít nghiêm trọng hơn.

Khi bị đậu mùa nên làm gì?

Cho đến hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh đậu mùa hiệu quả. Do vậy theo các dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch, trong trường hợp mắc bệnh đậu mùa, người bệnh sẽ phải qua quá trình thăm khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Một trong những biện pháp phòng ngừa và điều trị là tiêm vắc-xin đậu mùa trong thời gian khoảng từ 3−4 ngày kể từ khi người bệnh có tiếp xúc với virus đậu mùa. Việc tiêm vắc-xin này có thể giúp cho bệnh sẽ ít bị nghiêm trọng bệnh hơn đồng thời ngăn chặn sự truyền nhiễm bệnh cho bản thân.

Đồng thời các bác sĩ cũng sẽ tập trung điều trị để từ đó làm giảm những triệu chứng của bệnh và bù nước. Người bệnh đậu mùa trước tiên cần phải tuân theo đúng như chỉ định của bác sĩ. Việc điều trị bệnh sớm và đúng cách sẽ giúp người bệnh có chế độ chăm sóc cơ thể tốt. Từ đó bệnh đậu mùa ở trẻ em và người lớn cũng sẽ không còn bị phát triển mạnh, đồng thời làm giảm những biến chứng nghiêm trọng đối với người bệnh.

Bệnh đậu mùa nên kiêng gì?

Chú ý sinh hoạt hàng ngày khi mắc bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa nên kiêng gì? Là vấn đề rất cần thiết cho bất kỳ ai cần tham khảo. Để đảm bảo cho tình trạng bệnh được nhanh hồi phục, trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh cần thay đổi một số thói quen trong cuộc sống, được chúng tôi tổng hợp dưới đây:

  •         Hạn chế ra nơi đông người: bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vậy người bệnh cần phải hạn chế tiếp xúc với nhiều người để tránh sự lây bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên được cách ly trong phòng riêng, không khí thoáng, có thể được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Người bệnh nên chủ động thời gian cách ly từ 7-10 ngày ngay từ khi phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi những vết phỏng nước sẽ khô và bị đóng vảy hoàn toàn.
  •         Không nên dùng chung đồ cá nhân với người khác: tốt nhất hàng ngày bạn cũng không nên nên dùng chung tất cả những đồ dùng cá nhân bao gồm khăn, ly, chén, muỗng, đũa để tránh nguồn bị truyền nhiễm bệnh.
  •         Tốt nhất nên thường xuyên thay quần áo và tắm bằng nước ấm để tốt cho cơ thể.
  •         Nên chọn những bộ quần áo rộng, nhẹ và mỏng thoáng.
  •         Tốt nhất hãy chọn ăn những thực phẩm mềm, lỏng và nên uống nhiều nước.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh đậu mùa, hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe nhé!