Với tình trạng xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học ( Bộ Giáo dục và Đào tạo) - Giáo sư Lâm Quang Thiệp đã đề xuất không nên để các tỉnh tự chấm thi phần trắc nghiệm để tránh những sai sót có thể xảy ra.
Đề xuất không nên để cho các tỉnh chấm thi trắc nghiệm để tránh sai sót xảy ra
Không nên để các tỉnh chấm thi trắc nghiệm
Trước những tình trạng gian lận tại các tỉnh về điểm số trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 vừa qua, Giáo sư Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã nêu lên quan điểm của mình, với thi phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay thì không nên để các tỉnh tự chấm điểm những bài thi trắc nghiệm và nên tập trung bài thi về trung tâm của 3 miền Bắc, Trung, Nam để chấm. Như vậy mới có thể đảm bảo được tính công bằng đối với những thí sinh tham dự kỳ thi.
“Việc đưa bài thi trắc nghiệm về trung tâm 3 miền Bắc, Trung, Nam sẽ giúp cho quá trình chấm thi diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn. Sau khi có kết quả chấm thi sẽ gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm tập bài thi của các tỉnh đều phải do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý”- Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhấn mạnh.
Để ngăn chặn tiêu cực trong thi cử thì việc chấm chéo bài thi giữa các tỉnh không phải là một phương pháp hữu hiệu nhất. Bởi chúng ta không thể đảm bảo được rằng nếu các đại phương tổ chức chấm chéo sẽ không xảy ra tiêu cực trong quá trình chấm thi. Vụ việc 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã bắt tay nhau điều chỉnh kết quả chấm thi là một ví dụ điển hình mà chúng ta đặc biệt lưu ý.
Có thể tổ chức làm bài thi trên máy để hạn chế gian lận trong thi cử
Chất lượng đề thi hiện nay vẫn chưa tốt
Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhận định, chất lượng đề thi trong những năm vừa qua chưa được tốt và trong những năm tới chất lượng của đề thi cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa. “Ví dụ như trường hợp chúng ta đưa một câu hỏi quá khó vào trong đề thi mà không thí sinh nào có thể làm được thì sẽ không đánh giá đúng năng lực. Chất lượng đề thi của tất cả các môn cũng bắt buộc phải tăng lên. Để có thể thực hiện được những điều này thì Bộ Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng ngân hàng câu hỏi đủ lớn, đạt chuẩn chất lượng, phù hợp với những tính chất đặc thù của kỳ thi để dựa vào đó mà xây dựng đề thi đáp ứng được những sứ mệnh và mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia”- Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhấn mạnh.
Liên quan đến đề xuất về việc tách kỳ thi THPT quốc gia thành 2 phần là thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh Đại học. Những thí sinh nào chỉ có nhu cầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được sắp xếp ngồi riêng, sau khi thi xong môn thi đó sẽ được nghỉ. Còn những học sinh thi với mục đích xét tuyển Đại học sẽ vẫn tiếp tục làm bài thi và phần thi để xét tuyển Đại học sẽ phải do các trường đại học chủ trì. Theo ý kiến của Giáo sư Lâm Quang Thiệp thì chúng ta không cần thiết phải tách bài thi THPT thành 2 phần riêng như những ý kiến trên.
Quan điểm của Giáo sư Lâm Quang Thiệp về vấn đề này như sau: “Trong đề thi bao giờ cũng sẽ có những câu hỏi khó và câu hỏi dễ. Bản thân những câu hỏi khó và câu hỏi dễ trong đề thi đã có thể đánh giá và phân loại được thí sinh nên đề xuất tách riêng kỳ thi làm 2 phần là điều không cần thiết. Mấu chốt của vấn đề này chính là chúng ta phải đẩy mạnh hoàn thiện ngân hàng câu hỏi chứ không cần đề xuất tách riêng kỳ thi”.
Để tránh những tiêu cực có thể xảy ra trong thi cử, trong một vài năm tới chúng ta nên tổ chức làm bài thi trên máy. Giáo sư Lâm Quang Thiệp để có thể làm bài thi trên máy thì chúng ta phải có một cơ sở vật chất tốt. Tuy làm bài thi trên máy nhưng chúng ta cũng phải kiểm soát được người tham dự kỳ thi không phải là người đi thi hộ mới đảm bảo được sẽ không có gian lận xảy ra.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch