Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tham dự thi kỳ thi đánh giá năng sẽ tạo thêm cơ hội trúng tuyển


Năm 2022, rất nhiều phương thức xét tuyển đại học được các trường áp dụng để tuyển sinh. Trong đó kỳ thi đánh giá năng lực sẽ tạo thêm cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.

Sau khi công bố phương thức tuyển sinh, không ít thí sinh, phụ huynh lo lắng không biết sẽ lựa chọn phương án nào. Vì nếu không nghiên cứu kỹ các phương thức xét tuyển có thể thí sinh sẽ thất bai ngay từ lần xét tuyển đầu tiên.

Mùa tuyển sinh năm 2022 có sự đổi mới trong phương thức tuyển sinh của hầu hết các trường đại học trên cả nước. Hiện tại đã có hơn 10 phương thức xét tuyển sẽ được các trường sử dụng như: tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh; nhóm trường cùng tổ chức kỳ thi riêng để lấy kết quả xét tuyển, sử dụng kết quả học tập bậc THPT (học bạ), Sử dụng kết quả thi kỳ thi trung học phổ thông (THPT), các trường đại học (các trường có mức độ cạnh tranh cao, các trường đào tạo các nhóm ngành đặc thù, năng khiếu...) tổ chức các kỳ thi riêng;, sử dụng kết quả thi đánh giá của các tổ chức khảo thí uy tín lớn trên thế giới, kết hợp giữa các phương thức trên để xét tuyển...

Nhiều phương thức xét tuyển, mỗi tiêu chí lại có quy định và yêu cầu khác nhau khiến thí sịnh không khỏi đắn đo. Nhiều thí sinh chia sẻ, đặt mục tiêu tiêu trúng tuyển vào đại học bằng điểm thi THPT. Nhưng năm nay hàng loạt các trường đại học top trên giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi THPT nên các em phải tìm thêm các phương án xét tuyển khác, gia tăng cơ hội trúng tuyển. 

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết nhiều phương thức xét tuyển nhưng thực ra chỉ có 3 phương thức xét tuyển đại học cơ bản, đó là xét tuyển dựa trên kết quả của thí sinh tham dự (một lần) kỳ thi THPT hoặc kỳ thi riêng khác, xét tuyển bằng hồ sơ học tập hoặc thành tích cá nhân (học bạ THPT, chứng chỉ quốc tế, các giải thưởng...); và thứ ba là xét tuyển kết hợp các tiêu chí từ hai phương thức trên.

Phương thức thứ ba sẽ có những tiêu chí và phương án xét tuyển đa dạng hơn, tuy rằng có vụn vặt nhưng có việc đưa ra nhiều phương án giúp các trường đa dạng nguồn tuyển được sinh viên phù hợp cho chương trình đào tạo. Mỗi trường đại học sẽ có những điều kiện xét tuyển học bạ khác nhau. Thí sinh nên tìm hiểu kỹ để tránh trường hợp thực hiện sai quy cách dẫn đến lãng phí công sức.

Hiện hơn 80 trường đại học, cao đẳng đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2022.

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và các đơn vị thành viên muốn đa dạng hóa phương thức tuyển sinh. Ngoài sử dụng kết quả kỳ thi THPT. Kỳ thi đánh giá năng lực là một tiêu chí xét tuyển chủ lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Năm 2022, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh dự kiến tuyển khoảng 40% chỉ tiêu phương thức thi đánh giá năng lực vào ngày 27-3 và đợt 2 vào ngày 22-5. Sau hai đợt thi, sẽ tổ chức một lần xét tuyển duy nhất vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 để gia tăng cơ hội xét tuyển cho các thí sinh.

Bên cạnh những phương thức truyền thống như xét học bạ hay xét kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia, thì năm 2022, thí sinh có thể dùng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực để tăng thêm cơ hội trúng tuyển vào những trường đại học mình mong muốn. Năm 2022, Trường Đại học Đà Lạt chính thức tham gia vào hệ thống đăng ký xét tuyển kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐH Quốc gia TP.HCM). Các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào Trường Đại học Đà Lạt có thể sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển như trước đây.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM nhằm đa dạng phương thức tuyển sinh, để nhà trường tuyển chọn được những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022 được tổ chức 2 đợt, đợt nào thí sinh có điểm cao hơn thì dùng để xét tuyển như vậy cơ hội sẽ cao hơn. Thí sinh năm nay được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng, khác với năm trước giới hạn mỗi trường được 3 nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên, từ cao xuống thấp.

tham-du-thi-ky-thi-danh-gia-nang-se-tao-them-co-hoi-trung-tuyen

Năm nay có hơn 80 trường ĐH sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển

Bài thi đánh giá có cấu trúc gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề. Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút.

Qua 3 năm tổ chức, kỳ thi đánh giá năng lực đã có những phản hồi tích cực. Khi ngày càng nhiều trường Đại học, Cao đẳng ngoài hệ thống sử dụng kết quả các phần thi đánh giá năng lực làm căn cứ tuyển sinh.

Trong năm 2022, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn dự kiến xét tuyển 3.599 chỉ tiêu trình độ đại học chính quy cho 43 mã ngành đào tạo. Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực với 35% - 50% chỉ tiêu. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xét tuyển theo 5 phương thức:

Phương thức 1: Ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2022 dự kiến chiếm từ 1 - 5% chỉ tiêu.

Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQG-HCM dự kiến chiếm từ 15 - 20% chỉ tiêu.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2022 dự kiến chiếm từ 45 - 70% chỉ tiêu.

Phương thức 4: Phương thức khác dự kiến chiếm từ 1 - 5% chỉ tiêu, bao gồm:

  • Xét tuyển thí sinh đạt thành tích cao trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao…
  • Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài;
  • Ưu tiên xét tuyển học sinh là thành viên tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì, ba;

Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá  năng lực của ĐHQG Hà Nội năm 2022 dự kiến chiếm từ 3 - 10% chỉ tiêu.

Những đổi mới của ĐHQG TP HCM trong kỳ thi đánh giá năng lực là để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho thí sinh cũng như các đơn vị tuyển sinh có thêm đánh giá về thí sinh.

ĐHQG Hà Nội năm 2022 cũng tổ chức nhiều đợt thi đánh giá năng lực. Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, ĐHQG Hà Nội sẽ tổ chức 5 đợt thi. Các đợt tiếp theo diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8 tuỳ theo diễn biến tình hình dịch Covid-19 để tổ chức thi. Hiện tại đã có gần 50 trường ĐH sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội để xét tuyển

Các phương thức tuyển sinh ngày càng đa dạng, tạo thuận lợi để các trường đại học lựa chọn thí sinh phù hợp với năng lực đào tạo của mình. Kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục đích chính là để xét tốt nghiệp, còn tuyển sinh đại học cần có tính phân hóa cao để phù hợp ngành nghề đào tạo. Vì vậy nên các đơn vị đào tạo không thể phụ thuộc quá nhiều vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Bộ Giáo dục và Ðào tạo chỉ đạo, các cơ sở giáo dục đại học triển khai nhiều phương thức xét tuyển vừa vì quyền lợi cao nhất của thí sinh và bảo đảm an toàn trong dịch bệnh.

Bộ Giáo dục và Ðào tạo khuyến cáo các trường đưa ra những phương thức tuyển sinh tránh gây xáo trộn, ảnh hưởng đến thí sinh. Việc tuyển sinh luôn tuân thủ nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp tiêu chí tuyển sinh cần phù hợp với ngành đào tạo bảo đảm công bằng giữa các đối tượng thí sinh. Các trường sử dụng nhiều phương thức để xét tuyển để thí sinh nếu như không trúng tuyển ở phương thức này thì sẽ có cơ hội trúng tuyển bằng phương thức khác theo năng lực của mình. Vậy nên các kỳ thi riêng do các nhóm trường tổ chức cũng sẽ được chấp nhận rộng rãi hơn.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp