Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ôn tập THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 có đáp án chi tiết


Trong chuyên mục hôm nay, ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tổng hợp thêm những câu hỏi ôn tập THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 có đáp án chi tiết. Hi vọng sẽ giúp ích các em trong thời gian ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới ! Bộ câu hỏi bám sát nội dung học do Bộ GD-ĐT do vậy sẽ giúp các em hệ thống hóa lại kiến thức tốt nhất!

1. Câu hỏi ôn thi Đại học môn Hóa học

Câu 1: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

  1. CH3COOCH2C6H5.
  2. C15H31COOCH3.
  3. (C17H33COO)2C2H4.
  4. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 2: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

  1. Poli (etylen terephtalat).
  2. Poliacrilonitrin.
  3. Polistiren.
  4. Poli (metyl metacrylat).

Câu 3: Trộn bột kim loại X với bột oxit sắt (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là

  1. Fe   
  2. Cu   
  3. Ag   
  4. Al

Câu 4: Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

  1. 25,6.   
  2. 19,2   
  3. 6,4   
  4. 12,8

Câu 5: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

  1. Fe   
  2. Cu   
  3. Mg   
  4. Ag

Câu 6: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?

  1. NaCl.   
  2. Ca(HCO3)2
  3. KCl   
  4. KNO3

Câu 7: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là

  1. valin.   
  2. lysin   
  3. alanine  
  4. glyxin

Câu 8: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây ra mưa axit?

  1. H2S và N2.
  2. CO2 và O2.
  3. SO2 và NO2
  4. NH3 và HCl.

Câu 9: Cho Fe tác dụng với HNO3 đặc, nóng, thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là

  1. N2.   
  2. N2O   
  3. NO   
  4. NO2

Câu 10: Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl tạo ra chất khí?

  1. Ba(OH)2.
  2. Na2CO3.
  3. K2SO4.
  4. Ca(NO3)2.

Câu 11: Công thức hóa học của natri đicromat là

  1. Na2Cr2O7.
  2. NaCrO2.
  3. Na2CrO4.
  4. Na2SO4.

Câu 12: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

  1. Glyxin.   
  2. Metylamin   
  3. Anilin   
  4. Glucozơ

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit là

  1. MgO.   
  2. Fe2O3
  3. CuO   
  4. Fe3O4

Câu 14: Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là

  1. 0,60 gam.   
  2. 0,90 gam   
  3. 0,42 gam   
  4. 0,56 gam

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là

  1. Ca   
  2. Ba   
  3. Na   
  4. K

Câu 16: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glyxerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là

  1. 89   
  2. 101   
  3. 85   
  4. 93

Câu 17: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là

  1. 4.   
  2. 2   
  3. 1   
  4. 3

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
  2. Kim loại Al tác dụng được với dung dịch NaOH.
  3. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
  4. Kim loại cứng nhất là Cr.

Câu 19: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là

  1. 3.
  2. 4.
  3. 2.
  4. 1.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn
  2. Fructozơ có nhiều trong mật ong.
  3. Metyl acrylate, tripanmitin và tristearin đều là este.
  4. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glyxerol.

Câu 21: Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là

  1. 16,6.   
  2. 17,9   
  3. 19,4   
  4. 9,2

Câu 22: Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của hai amin là

  1. C3H9N và C4H11N.
  2. C3H7N và C4H9N.
  3. CH5N và C2H7N.
  4. C2H7N và C3H9N.

Câu 23: Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên. Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?

  1. 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 (k) + 6H2O
  2. NH4Cl + NaOH → NH3 (k) + NaCl + H2O
  3. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 (k) + H2O
  4. 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO (k) + 4H2O

Câu 24: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là

  1. 4.   
  2. 3   
  3. 1   
  4. 2

Câu 25: Điện phân 200 ml dung dịch gồm CuSO4 1,25M và NaCl a mol/lít (điện cực trơ, màn ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 2A trong thời gian 19300 giây. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 24,25 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là

  1. 0,75.   
  2. 0,50   
  3. 1,00   
  4. 1,50

Câu 26: Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

  1. 55,600.   
  2. 53,775   
  3. 61,000   
  4. 32,250

Câu 27: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo là trieste của glyxerol với axit béo.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

(c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.

(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.

(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.

(f) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng là

  1. 2.   
  2. 5   
  3. 3   
  4. 4

Câu 28: Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 làm mất màu dung dịch KMnO4.

(b) Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit.

(c) Cr(OH)3 tan được trong dung dịch axit mạnh và kiềm.

(d) CrO3 là oxit axit, tác dụng với H2O chỉ tạo ra một axit.

Số phát biểu đúng là

  1. 3.   
  2. 2   
  3. 1   
  4. 4

Câu 29: Cho các phát biểu sau:

(a) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.

(b) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).

(c) Crom bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.

(d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối.

(e) Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.

(f) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

Số phát biểu đúng là

  1. 4.   
  2. 5   
  3. 3   
  4. 6

Câu 30: Cho các sơ đồ phản ứng sau:

(a) X1 + H2O → X2 + X3 ↑ + H2

(b) X2 + X4 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O

(c) X2 + X3 → X1 + X5 + H2O

(d) X4 + X6 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O

Các chất X2, X5, X6 lần lượt là

  1. KOH, KClO3, H2SO4.
  2. NaOH, NaClO, KHSO4.
  3. NaHCO3, NaClO, KHSO4.
  4. NaOH, NaClO, H2SO4.

Câu 31: Cho a mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

  1. 3
  2. 4   
  3. 2   
  4. 6

Câu 32: Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là

  1. CH3COOH và C3H5OH.
  2. C2H3COOH và CH3OH.
  3. HCOOH và C3H5OH.
  4. HCOOH và C3H7OH.

Câu 33: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Al và Al2O3 trong 200 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V ml) được biểu diễn bằng đò thị bên. Giá trị của a là

  1. 0,5.
  2. 1,5.
  3. 1,0.
  4. 2,0.

Câu 34: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Ala nhưng không có Val-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là

  1. Ala và Gly.
  2. Ala và Val.
  3. Gly và Gly.
  4. Gly và Val.

Câu 35: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Y

Z

T

Quỳ tím

Dung dịch I2

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Nước brom

Chuyển màu hồng

Có màu xanh tím

Kết tủa Ag

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

  1. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.
  2. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.
  3. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin.
  4. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.

Câu 36: Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot.

(b) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.

(c) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.

(d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.

(e) Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3.

Số phát biểu đúng là

  1. 5.   
  2. 2   
  3. 4   
  4. 3

Câu 37: Hòa tan hết 32 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào 1 lít dung dịch HNO3 1,7M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc) và dung dịch Y. biết Y hòa tan tối đa 12,8 gam Cu và không có khí thoát ra. Giá trị của V là

  1. 6,72.   
  2. 9,52   
  3. 3,92   
  4. 4,48

Câu 38: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

  1. 79,13%.   
  2. 28,00%   
  3. 70,00%   
  4. 60,87%

Câu 39: Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,25 mol muối của glyxin, 0,2 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 39,14. Giá trị của m là

  1. 16,78.   
  2. 25,08   
  3. 20,17   
  4. 22,64

Câu 40: Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

  1. 43,0.   
  2. 37,0   
  3. 40,5   
  4. 13,5

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Hóa học

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

D

A

C

B

D

C

D

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

B

C

A

C

A

B

A

A

A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

B

D

B

B

D

A

D

A

D

B

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

B

B

D

D

B

D

A

D

A

A

3. Hướng dẫn giải câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Hóa học

Câu 15:

Số mol HCl = 0,05 (mol)

Nếu kim loại hóa trị 1 ta có:

nkimloai = naxit = 0,05(mol)

nkimloai = naxit = 0,05(mol)

MKL = 1,150,05 =23 MKL = 1,15 /0,05 = 23

Vậy kim loại đó là Natri

Câu 16:

Số mol Glyxerol là 0,1 mol

Số mol NaOH = 3.nglyxerol = 3.0,1 = 0,3 (mol)

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng ta có:

mChất béo + mNaOH = mmuối + mGlyxerol

→ mChất béo = 9,2 + 91,8 - 0,3.40 = 89 (gam)

Câu 22:

Amin + HCl → Muối

Số mol Amin = số mol HCl = (34 −19,4) /36,5 = 0,4(mol)

Phân tử khối trung bình của Amin là: 19,4/0,4 = 48,5

45 < 48,5 < 59

Chọn D

Câu 23:

Quan sát thấy bình thu khí úp ngược, vậy khí X phải nhẹ hơn không khí. So 4 đáp án thấy khí SO2, CO2, NO2 đều nặng hơn không khí, khí NH3 nhẹ hơn không khí. Chọn B

Câu 32:

Số mol CO2 > số mol H2O => Z là este không no

Từ 4 đáp án ta có Z có 2pi (1pi este và 1 pi ở gốc hidrocacbon)

Số mol Z = 0,025 à số C (trong Z) = 4

Mmuối = 2,75 /0,025 = 110 → R = 27 (C2H3)

Câu 37:

Xem hỗn hợp và Cu gồm (Fe, Cu, O) và (Fe2+, Cu2+) + NO

Gọi số mol Fe là x, O là y và NO là z ; số mol Cu = 0,2

Bảo toàn e: 2x + 0,4 = 2y + 3z

Khối lượng hỗn hợp: 56x + 16y = 32

Bảo toàn N: 2x + 0,4 + z = 1,7

→ x= 0,5; y = 0,25 và z = 0,3

Câu 39:

Gọi số mol X (2x); Y (x) và Z (x)

Số mol a.a = 2.2x + 3x + 4x = 11x = 0,55 à x = 0,05

E + 0,35 mol H2O → (0,25 mol Gly; 0,2 mol Ala; 0,1 mol Val)

Khối lượng E = 0,25.75 + 0,2.89 + 0,1.117) - 0,35.18 = 41,95

Số mol C trong E = 0,25.2 + 0,2.3 + 0,2.5 = 1,6

Số mol H trong E = 0,25.5 + 0,2.7 + 0,1.11 - 0,35.2 = 3,05

→ Tổng khối lượng CO2 và H2O nếu đốt cháy E ban đầu

1,6.44 + 3.05/2 . 18 = 97,85

Tỉ lệ khối lượng SP cháy trong 2 phần 39,14/97,85 = 0,4

Giá trị m = 41,95.0,4 = 16,78

Câu 40:

Số mol T = 1,08 - 0,72 = 0,36 = số mol E

Số C trong T = 0,72/0,36 = 2

Hai ancol là: C2H5OH và C2H4(OH)2

nX + 2 nY = nNaOH = 0,56 và nX + nY = 0,36

→ nX = 0,16 và nY = 0,2

Bảo toàn khối lượng: mmuối = 40,48 + 0,56.40 - 0,16.46 - 0,2.62

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây các thầy cô Nhà trường đã tổng hợp thông tin giới thiệu tới các bạn Ôn thi Đại học môn Hóa học THPT Quốc Gia có đáp án - chi tiết. Hi vọng phần này sẽ giúp các em rèn luyện kiến thức vững chắc hơn để chuẩn bị cho mùa thi sắp tới. Chúc các em thành công!