Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nhiễm khuẩn Clostridium Difficile là gì? Vi khuẩn Clostridium Difficile có nguy hiểm không?


Thuốc kháng sinh thường được chỉ định điều trị một số bệnh lý khác nhau, khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Bởi nếu dùng không đúng cách có thể khiến người bệnh nhiễm Clostridium Difficile ở đường ruột. Tình trạng này sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé.

Nhiễm Clostridium Difficile là bệnh gì?

Nhiễm Clostridium Difficile còn được gọi với cái tên viết tắt như C-Difficile hoặc C.diff. Đây là tình trạng đường ruột nhiễm khuẩn, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Mỗi trường sống lý tưởng của vi khuẩn Clostridium Difficile thường ở trong không khí, đất, nước hay ngay cả bên trong phân của động vật và người. Thường trong ruột non của mỗi người cũng sẽ xuất hiện nhiều vi khuẩn C.diff nhưng chúng không gây triệu chứng bất thường nào.

Nhiễm khuẩn Clostridium Difficile ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Một số nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn Clostridium Difficile có thể gặp ở bất kỳ bệnh nhân ở độ tuổi nào. Trong đó, người cao tuổi đang điều trị tại bệnh viện dễ gặp nhất khi họ điều trị kháng sinh. Thường cơ thể mỗi người đều luôn tồn tại vi khuẩn có lợi và có hại nhưng nếu có điều kiện thích hợp như dùng kháng sinh...thì sự phát triển của Clostridium Difficile mạnh hơn gây ra những triệu chứng bất thường.

Ngoài người cao tuổi ra thì trẻ em cũng là đối tượng dễ nhiễm khuẩn Clostridium Difficile ngay cả khi không dùng thuốc kháng sinh. Nguyên nhân có thể là do vệ sinh tay chân không sạch sẽ, thức ăn không đảm bảo.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý như bệnh viêm ruột, suy giảm miễn dịch, ung thư đại tràng do điều trị ung thư hay do những bệnh lý khác đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn C.diff.

Clostridium Difficile lây truyền qua đường nào?

Như ở trên đã chia sẻ, vi khuẩn tồn tại chủ yếu trong không khí, đất, nước hay trong phân của con người và động vật. Ngay cả người bình thường cũng có tồn tại vi khuẩn này nhưng với số lượng ít sẽ không gây ra triệu chứng bất thường nào.

Đa số các bào tử của vi khuẩn Clostridium Difficile lây truyền chủ yếu qua phân rồi lây sang thực phẩm hay bề mặt các đồ vật nếu bị nhiễm. Chúng có thể tồn tại trong nhiều ngày, do vậy nếu vô tình chạm phải hay nuốt thì khả năng bạn bị nhiễm khuẩn rất cao. 

Clostridium Difficile hoạt động bằng cách tạo ra các độc chất tấn công tế bào niêm mạc ruột. Những hoạt chất này có thể gây phá huỷ tế bào, tạo ra các mảng tế bào viêm, chúng phân huỷ thành các mảnh vụn tế bào bên trong. Đó là nguyên nhân của tình trạng tiêu chảy.

Nhiễm khuẩn Clostridium Difficile gây ra triệu chứng gì?

Khi bị nhiễm khuẩn Clostridium Difficile thì người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây:

  •         Đi ngoài trên 10 lần một ngày;
  •         Xuất hiện những cơn đau bụng quặn thắt;
  •         Sốt; cơ thể mất nước
  •         Xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc nôn;
  •         Chán ăn dẫn đến sụt cân;
  •         Tim đập nhanh.

Đa số người bệnh khi bị nhiễm khuẩn Clostridium Difficile thường xuất hiện triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phân có mùi hôi rất nặng, tình trạng này nếu nặng hơn và kéo dài ngày có thể khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng có máu hoặc mủ trong phân.

Trong thời gian đầu điều trị với thuốc kháng sinh thì người bệnh một số trường hợp xuất hiện tình trạng tiêu chảy nhẹ. Dù vậy thì người bệnh không nên chủ quan nếu gặp phải tình trạng tiêu chảy trên 3 lần/ ngày hoặc kéo dài hơn 2 ngày. Tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhiễm Clostridium Difficile có thể gây những biến chứng gì?

Nhiễm khuẩn Clostridium Difficile có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây thủng ruột và tử vong. Dưới đây là những biến chứng khi nhiễm Clostridium Difficile:

  • Mất nước: Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến khi nhiễm khuẩn Clostridium Difficile. Người bệnh đi ngoài nhiều lần/ ngày có thể gây ra sự mất nước và điện giải. Nếu không được bổ sung đầy đủ thì có thể gây ra tụt huyết áp đồng thời vị rối loạn các chức năng trong cơ thể.
  • Suy thận: Một số trường hợp mất nước trong thời gian ngắn sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng thận, từ đó gây suy thận cấp.
  • Phình đại tràng nhiễm độc: Tình trạng đại tràng không thải khí và phân khiên cho đại tràng bị giãn to. Dù tình trạng này rất hiếm khi xảy ra nhưng nếu không được phát hiện kịp thời thì đại tràng có thể bị vỡ, khiến cho vi khuẩn tràn vào khoang bụng, có thể đe dọa đến tính mạng
  • Thủng ruột: Biến chứng này cũng rất hiếm khi xảy ra. Nhưng có thể gây ra tổn thương niêm mạc ruột nghiêm trọng hay sau khi phình đại tràng nhiễm độc. Tình trạng này khiến cho vi khuẩn tràn vào khoang bụng gây viêm phúc mạc.
  • Tử vong: Dù nhiễm vi khuẩn Clostridium Difficile tình trạng nhẹ hay vừa cũng có thể gây tử vong nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Điều trị nhiễm Clostridium Difficile

Với những bệnh nhân nhiễm khuẩn Clostridium Difficile do dùng kháng sinh thì sẽ được khuyến cáo tạm ngưng dùng thuốc kháng sinh. Các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc khác như vancomycin hoặc metronidazole. Những loại thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Clostridium Difficile trong đường ruột và cơ thể. Từ đó thì các vi khuẩn có lợi có môi trường sống và phát triển thì tốt cho đường ruột.

Clostridium Difficile
Nhiễm khuẩn Clostridium Difficile không chỉ người lớn mà còn cả trẻ em

Tuy nhiên việc dùng thuốc kháng sinh điều trị cần phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian điều trị thì tình trạng sốt sẽ chấm dứt sau 2 – 3 ngày đồng thời tình trạng tiêu chảy sẽ chấm dứt sau 3 – 4 ngày. Trong thời gian điều trị bằng kháng sinh thì tốt nhất hãy dùng thêm Oresol bổ sung nước và khoáng chất cho cơ thể.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng trong cơ thể sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Theo đó người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn Clostridium Difficile như thế nào?

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn Clostridium Difficile, người bệnh chú ý đến các nguyên nhân gây bệnh. Theo dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội thì các bạn nên thực hiện các biện pháp sau::

  • Tránh sử dụng kháng sinh khi không cần thiết: Khi bị nhiễm khuẩn hay virus thường được chỉ định dùng kháng sinh. Tuy nhiên người bệnh không nên tùy ý sử dụng mà không được sự cho phép của các bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất nên đi thăm khám để được điều trị cụ thể.
  • Rửa thay thường xuyên: Rửa tay là biện pháp cần thiết giúp loại bỏ vi khuẩn trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Tốt nhất bạn nên rửa tay bằng xà phòng để tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn Clostridium Difficile. Ngoài ra khi chăm bệnh nhân nhiễm khuẩn này thì người nhà cũng chủ động tự vệ sinh sạch sẽ cho bản thân, đeo găng tay khi chăm sóc.
  • Dọn dẹp và vệ sinh kỹ càng: Các cơ sở y tế cần phải được vệ sinh sạch sẽ bằng các chất tẩy chứa chlorine bởi đây là môi trường dễ lây nhiễm bệnh tật nhất. Thường các vi khuẩn Clostridium Difficile có thể tồn tại dù lau rửa bằng những chất không chứa thành phần tẩy rửa.

Thông tin được tổng hợp về vi khuẩn Clostridium Difficile trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi dưới comment nhé. Chúc bạn sức khỏe!