Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng


Lý giải về học phí trường ĐH Y Dược TP.HCM năm 2020, Nhà trường cho rằng với ngành Răng - Hàm - Mặt trên thực tế thì chi phí đào tạo vào khoảng hơn 100 triệu đồng/sinh viên mỗi năm. Bởi vậy với mức thu học phí nhà trường áp dụng 70 triệu đồng/năm năm nay thì nhà trường vẫn phải bù lỗ để các sinh viên có thể theo học.

Hiện nhà trường áp dụng mức thi cao nhất hơn 450 triệu đồng/sinh viên mỗi khóa học

Nếu so với những ngành học khác chỉ khoảng 1,3 triệu đồng/tháng, thì một năm học học phí khoảng 13 triệu đồng/năm với 1 thí sinh còn với học phí dành cho các bạn sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y Dược TP.HCM bắt đầu từ năm 2020 như sau: Với ngành Răng - Hàm - Mặt học phí lên tới 70 triệu đồng/năm, còn học phí của ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 50 triệu đồng/năm và của ngành Kỹ thuật phục hình răng là khoảng 55 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó nhà trường còn đào tạo một số ngành học khác như ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức, Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệp y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng là 40 triệu đồng/năm, Kỹ thuật phục hồi y học, ngành Y học dự phòng và Y học cổ truyền 38 triệu đồng/năm. Và ngành họ có học phí thấp nhất là ngành Dinh dưỡng và Y tế cộng đồng khoảng 30 triệu đồng/năm.

Không chỉ vậy nhà trường cũng đã có thông báo về mức học phí những năm học tiếp theo sẽ tăng theo dự kiến 10%.

Chúng ta cùng làm một bài toàn học phí của ngành Răng - Hàm - Mặt với mức học phí cao nhất hiện nay. Nếu sinh viên học năm thứ nhất sẽ đóng 70 triệu đồng/năm, thì sang năm thứ hai là 77 triệu đồng/năm. Đến các năm thứ 3 là 84,7 triệu đồng, năm thứ 4 là 93,1 triệu đồng, năm thứ 5 là 102,4 triệu đồng và năm học thứ 6 là 112,6 triệu đồng.

Như vậy có thể thấy tổng học phí ngành Răng – Hàm – Mặt trong thời gian học 6 năm, thì một thí sinh sẽ phải bỏ ra khoảng 460 triệu đồng học phí.

Cũng theo thông tin từ phía nhà Trường ĐH Y Dược TP.HCM, mỗi năm tổng nguồn thu hợp pháp của trường năm vừa qua là khoảng 225,8 tỷ đồng. Theo đó thì ngân sách Nhà nước đã cấp cho đào tạo chương trình đại học khoảng 90,8 tỷ đồng, còn lại nhà trường phải thu học phí 134,936 tỷ đồng. Với tổng kinh phí này, thì chi phí đào tạo cho một sinh viên trung bình khoảng 22,9 triệu đồng/năm.

"Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng".

Khi công bố mức học phí của năm 2020 do Trường ĐH Y Dược TP.HCM thì có rất nhiều ý kiến trái chiều rằng: Tại sao trường công lập lại thu cao đến vậy? Với mức học phí này thì những con em công nhân, nông dân có còn dám mơ làm thầy thuốc? Mức học phí có quá cao so với mức lương của cán bộ công chức?...

Giải đáp về vấn đề này thì ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo Nhà trường lý giải: Học phí chỉ là mức chi phí nhằm đào tạo một sinh viên. Cho đến thời điểm hiện nay thì Trường ĐH Y Dược TP.HCM chỉ thu 13 triệu đồng/năm bởi đa số chi phí để đào tạo sinh viên trước đây đều được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, chứ thực chất thì không phải đào tạo 1 sinh viên chỉ tốn có ngần đấy.

“Không thể nào đào tạo được một bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/ tháng. Trong khi đó thì đào tạo học sinh tiểu học cũng không có mức này” - ông Khôi chia sẻ.

Thêm vào đó ông ông Khôi cho biết thêm, bắt đầu từ tháng 1/2020, Trường ĐH Y Dược TP.HCM không nhận ngân sách Nhà nước nữa. Đó là lý do nhà trường phải tính toán lấy thu bù chi nhằm hoạt động và phát triển nhà trường, vì vậy bắt buộc phải tăng học phí.

“Trên thực tế với ngành Răng - Hàm - Mặt thì các thí sinh sẽ phải thực hành trên 1 máy cùng với chi phí khác nên chi phí ngành học này rất cao. Để đáp ứng được thì nhà trường phải thu hơn 100 triệu đồng/sinh viên/năm. Đó là lý do mà nhà trường phải cân nhắc mức học phí đã công bố ở trên bởi nếu thu đúng như vậy thì liệu có sinh viên theo học và có làm tròn trách nhiệm của trường không. Cuối cùng Nhad trường quyết định vẫn bù lỗ và đưa ra mức thu 70 triệu đồng/năm” - ông Khôi nói.

Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM nhấn mạnh thêm với những sinh viên nhập học trước năm 2020 thì vẫn áp dụng mức học phí theo lộ trình đã công bố từ đầu khóa. Lưu ý rằng mức học phí vừa công bố chỉ áp dụng cho sinh viên được tuyển sinh từ năm 2020.

Nếu như áp dụng mức học phí này, thì chắc hẳn rất nhiều sinh viên nghèo sẽ không có điều kiện theo học. giải đáp vấn đề này thì ông Khôi cho hay nhà trường luôn có những chính sách hỗ trợ, đảm bảo không có sinh viên nghèo, học giỏi trúng tuyển mà bị bỏ lại.

“Chúng tôi cam kết sẽ không để một sinh viên nào nghèo mà học giỏi, có ước mơ làm bác sĩ trúng tuyển vào Nhà trường mà bị bỏ lại” – ông Khôi nói.

Trên thực tế thì Ông Khôi cho biết, Nhà trường quy định mỗi năm sẽ dành khoảng 8% nguồn thu làm quỹ học bổng tuy nhiên với Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ trích lại tới 10%. Ngoài quỹ học bổng trên cùng với sự ủng hộ tại các doanh nghiệp, đơn vị bên ngoài sẽ dùng nhằm hỗ trợ cho những sinh viên học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh những ý kiến trên thì Ông Khôi còn khẳng định" Nhà trường đưa mức thu học phí trên một phần tích lũy cho phát triển môi trường đồng thời giúp các bạn sinh viên được thụ hưởng và được sử dụng thiết bị hiện đại, những gì tốt nhất trong quá trình học. với mức học phí mà Nhà trường công khai từ đầu khóa tuyển sinh qua đó sẽ giúp cho xã hội biết, học sinh và phụ huynh cân nhắc khi theo học. Bên cạnh đó nhà trường cam kết đào tạo chất lượng cao với mức thu này, khi sinh viên bước chân vào trường sẽ thấy được sự hỗ trợ”.

Những chia sẻ về học phí trường Trường Đại học Y Dược TP.HCM vừa được dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết ở các chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích nhé.