Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giữ họng sạch và có thể làm giảm đau và khó chịu do viêm họng, loét miệng và sau khi làm thủ thuật nha khoa. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe.
Súc miệng bằng nước muối được coi là an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Theo một bài báo công bố trên Tạp chí Nha khoa Anh năm 2003, thói quen súc miệng nước muối rất tốt nhờ tác dụng kiềm hóa. Điều này có nghĩa là nước muối làm tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn, loại bỏ chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp và khoang mũi, giúp giảm viêm và giảm đau họng.
Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối đúng cách sẽ giúp hạn chế sự phát triển một số tình trạng răng miệng phổ biến. Chẳng hạn như bạn sẽ ít có khả năng bị viêm nướu hơn bởi nướu không bị sưng, viêm.
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản, súc miệng bằng nước muối ấm ba lần một ngày còn có thể làm giảm 40% nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Việc súc miệng bằng nước muối cũng giúp bạn chống lại không chỉ vi khuẩn Candida mà còn nhiều loại vi khuẩn nhiễm trùng miệng khác.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với những người bị tăng huyết áp hoặc những người có các bệnh lý khác như bệnh thận, cần cân nhắc và được tư vấn của bác sĩ điều trị nếu súc miệng thường xuyên.
Súc họng bằng nước muối sinh lý đúng cách
Theo các chuyên gia, nước muối tự pha chỉ có thể gọi là nước muối. Còn nước muối sinh lý được sản xuất theo quy định của Bộ Y tế, đó là dung dịch nước muối Nacl với tỷ lệ 0,9 % tức 1 lít nước/9 gram muối. Sở dĩ, người ta đưa ra thành phần này bởi nó trùng với độ mặn của nước mắt và lượng muối phù hợp trong cơ thể.
Dùng nước muối để súc họng có thể diệt một số nhưng không phải tất cả các vi khuẩn miệng và họng. Tuy nhiên, dung dịch muối có thể giúp đưa vi khuẩn lên bề mặt lợi, răng và họng. Một khi vi khuẩn được đưa lên bề mặt, sẽ có thể rửa sạch khi nhổ nước muối ra ngoài.
Khi súc họng cần lưu ý những điều sau đây:
- Ngậm khoảng 5 phút.
- Ngửa cổ ra sau, khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn.
- Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới.
- Đối với người bị viêm họng, 3 giờ súc họng một lần.
- Nên súc họng trước và sau khi ngủ.
- Tuyệt đối không pha nước muối quá mặn hoặc ngậm muối hạt trực tiếp trong miệng. Đây là sai lầm bởi độ mặn trực tiếp của muối sẽ càng làm tổn thương niêm mạc khiến bệnh lâu khỏi.
Cách pha nước muối súc họng
Tốt nhất nên mua nước muối sinh lý đạt chuẩn súc miệng. Trong trường hợp tự pha nước muối với nồng độ 0.9% (1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9g muối để có được nồng độ trên.)
Bước 1: Rửa tay thật sạch, các dụng cụ pha nước muối nên rửa sạch khử trùng bằng nước sôi để ráo nước.
– Bước 2: Chuẩn bị muối: bạn có thể mua muối từ các cửa hàng tạp hóa, tốt nhất không nên mua muối có chứa i-ốt. Đặc biệt bạn nên chọn muối biển hột sử dụng là tốt nhất.
– Bước 3: Chuẩn bị nước cât tiệt trùng hoặc nước lọc đóng chai, tuyệt đối không sử dụng nước bẩn. Hay bạn có thể sủ dụng nước đun sôi để nguội cũng được.
– Bước 4: Hòa tan 9g muối vào 1 lít nước để được nước muối sinh lí có nồng độ 0.9%. Sau khi hoàn tan thành công bạn nên để nước lắng đọng lại cho cặn các bụi bản lại dưới đây và chắc ra một lọ khác.
– Bước 5: Sử dụng và bảo quản nước muối trong lọ sạch, để nơi thoáng mát tránh độ ẩm cao và nắng nóng. Nên sủ dụng sức miệng bằng nước muối 2 lần/ Ngày gồm buối sáng và tối.
Về thói quen bơm nước muối vào mũi thường được các mẹ thực hiện cho trẻ nhỏ, chuyên gia này khuyến cáo tuyệt đối không nên làm vì nếu không cẩn thận sẽ làm nước vào xoang, nước muối xuống phổi đẩy vi khuẩn vào phổi gây viêm phổi… Tốt nhất các mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thực hiện thao tác này.
Cao đẳng Y Tế Hà Nội sưu tầm