Thay vì chỉ trông chờ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần chủ động lựa chọn phương án phù hợp cho bản thân và tỉnh táo chọn phương án phù hợp trong kỳ thi tốt nghiệp 2022.
Tận dụng cơ hội để tăng khả năng đỗ
Trường ĐH Ngoại thương, năm 2022, nhà trường mở thêm 3 chương trình đào tạo mới liên quan đến chuyển đổi số. Trường đa dạng hóa chương trình đào tạo, phương thức tuyển sinh có 6 phương thức tuyển sinh để phù hợp với chương trình đào tạo. Sự thay đổi chỉ tiêu ở các phương thức cũng như chỉ tiêu để các trường đại học lựa chọn được thí sinh đáp ứng yêu cầu của các chương trình đào tạo. Giúp người học có được lựa chọn xét tuyển phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình.
Năm nay có quá nhiều phương thức tuyển sinh dễ khiến thí sinh bị rối và phân vân không biết nên chọn phương thức nào vì số lượng các phương thức tuyển sinh rất nhiều và đa dạng gần 20 phương thức.
Năm 2022 có đa dạng phương thức tuyển sinh
Xét tuyển bằng phương thức thi gồm: Tốt nghiệp THPT; Kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Đánh giá năng lực của các ĐHQG. Xét tuyển bằng hồ sơ là sử dụng kết quả học tập THPT hoặc các chứng chỉ, giải thưởng mà thí sinh đạt được. Thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực thời gian gần đây rất nóng và các thí sinh cũng bị cuốn theo vào việc tham gia kỳ thi này. Tuy nhiên dù có bao nhiêu kỳ thi riêng đi chăng nữa, thì Kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn là một trong những phương thức quan trọng và được chấp nhận rộng rãi nhất khi xét tuyển. Đa số các trường vẫn dành chỉ tiêu cho phương thức thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh cần chốt nhanh chóng nguyện vọng xét tuyển của mình và khi đã chốt được nguyện vọng phải chọn luôn phương thức thi và xét tuyển. Ngoài phương án xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh nào cũng cần phải trải qua kỳ thi này mới tốt nghiệp THPT. Không phải cứ đăng ký thi theo kiểu may rủi lãng phí tiền bạc của gia đình. Đa số các trường đại học vẫn giữ ổn định phương thức tuyển sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng như thời gian qua. Chỉ thay đổi ở khâu tái cơ cấu lại phương thức xét tuyển của mình.
Trong đó, có 3 phương thức cố định được nhiều trường áp dụng gồm điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập bậc THPT (tức học bạ) và kết quả bài thi đánh giá năng lực. Ngoài ra là các phương thức kết quả thi đánh giá năng lực, học bạ với đánh giá năng lực kết hợp như thi THPT với hoặc chứng chỉ ngoại ngữ…Vì thế nên thí sinh cần phải xác định thật kỹ trước khi lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp với năng lực của bản thân.
Thi đánh giá năng lực chỉ là một hình thức tuyển sinh, thí sinh không nên chú tâm quá bị cuốn theo mà bỏ quên kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh có thể ôn thêm một phương thức thi nữa phù hợp với mình nhất để có hiệu quả không cần thiết cùng lúc phải căng mình ra vừa ôn thi THPT, vừa ôn thi đánh giá năng lực.
Các trường ĐH cũng công bố dù trúng tuyển bằng phương thức nào thì thí sinh cũng đều được đào tạo và hưởng các chính sách như nhau. Vì vậy các em nên có sự chuẩn bị sớm giữa các phương thức xét tuyển riêng để nắm chắc cơ hội vào ĐH.
Giữa đa dạng phương thức xét tuyển vào đại học mà các trường đang công bố, thí sinh cần lựa chọn được phương án phù hợp để xét tuyển thay vì chỉ trông chờ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Hầu hết các trường đều mở rộng phương án tuyển sinh
Trước đây các trường đại học đều dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh viên, nhưng hiện nay, hầu hết các trường đều mở rộng phương án tuyển sinh. Các phương án xét tuyển bao gồm xét thành tích học sinh trường chuyên, Xét học bạ, xét theo thành tích học sinh giỏi quốc gia, học sinh đạt giải trong các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, học sinh giỏi địa phương… Trong những năm gần đây xu hướng sử dụng kết quả điểm thi các chứng chỉ SAT, IELTS đầu vào của sinh viên vẫn đảm bảo khả năng ngoại ngữ.
Việc trang bị cho mình các chứng chỉ, thành tích quá trình học tập đem đến cho các thí sinh cơ hội vào ĐH mong muốn ít áp lực hơn việc chờ đợi kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh có điểm cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng top đầu
Vào ĐH bằng học bạ cũng là một trong những phương án được nhiều thí sinh lựa chọn nhất vì nó đảm bảo tính an toàn. Hiện nay, chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT ở nhiều trường đại học có xu hướng giảm dần phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng được xem là phương thức để thí sinh cân nhắc sử dụng xét tuyển vào ĐH. Tuy nhiên không nên chọn là hướng duy nhất mà cần chuẩn bị cho mình các phương thức khác để chủ động chọn ngành và trường phù hợp.
Lời khuyên của các chuyên gia giáo dục đó là thí sinh có thể đăng ký tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực, như ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để có thêm cơ hội vào các trường. Thi một lần, đỗ nhiều trường sẽ rất thuận lợi cho thí sinh và nhiều trường tổ chức các kỳ thi để chọn các ứng viên phù hợp nhất giảm áp lực cho thí sinh, trường chọn đúng người cần.
Các trường ĐH, ngành học có mức cạnh tranh cao cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm sàng lọc sơ tuyển phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn. Điều này hoàn toàn phù hợp với các trường ĐH, CĐ hiện nay khi có đa dạng của các phương thức xét tuyển. Trường chọn được thí sinh phù hợp và thí sinh cũng biết mình có kỹ năng gì để đáp ứng ngành học đó khi ứng tuyển. Một số năm gần đây thí sinh có điểm cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng top đầu nên các em cần tỉnh táo lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp giữa “ma trận” phương thức xét tuyển của các trường hiện nay.
Các cuộc thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy cũng làm giảm áp lực cho các thí sinh khi các thí sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa chưa có điều kiện tham gia lấy chứng chỉ quốc tế hoặc các cuộc thi với chi phí tốn kém, đi lại vất vả.
Theo Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp