30/11/-1 Người đăng : Nhâm PT
Với những biến động về dịch bệnh trong năm vừa qua đã ảnh hưởng đến thị trường lao động tại Việt Nam. Chính vì những lí do trên mà các em học sinh cần phải lựa chọn đúng nghề nghiệp để lựa chọn ngành nghề theo học sau khi hoàn thành bậc THCS, THPT. Vậy các ngành khối năng khiếu nào có tương lai trong năm 2021?.
Hãy cùng ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch điểm qua xu hướng chọn ngành khối năng khiếu năm 2021 để có thêm những gợi ý tốt.
Quý phụ huynh và các em học sinh cần tham khảo kỹ lưỡng để có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp mà vẫn dự phòng trường hợp dịch bệnh có những chuyển biến xấu.
Khối năng khiếu luôn là một trong những khối học chỉ dành cho những ai có nền tảng hoặc thực sự đam mê. Những bạn có khả năng về vẽ và mong muốn học tại các trường kiến trúc, mỹ thuật không thể bỏ qua khối năng khiếu V.
Khối V cũng là khối mà có số lượng các ngành đang hot. Các ngành khối V nhu cầu về nhân lực nhóm ngành khối này vẫn còn thiếu trầm trọng ở Việt Nam.
Các khối ngành năng khiếu thu hút thí sinh quan tâm
Tổ hợp khối V được chia thành các khối nhỏ sau:
Khối H là khối ngành dành cho những ai yêu thích nghệ thuật hội họa. Bao gồm các lĩnh vực như thiết kế thời trang, trang trí. Khối H gồm 3 môn xét tuyển gồm Ngữ Văn, Vẽ 1 và Vẽ 2. Vẽ 1 là môn thi vẽ hình họa người. Vẽ 2 là môn vẽ trang trí màu. Ngoại trừ môn văn, hai môn vẽ năng khiếu có đề riêng của từng trường. Thời gian thi là 4 tiếng mỗi môn
Khối S là khối thi dành cho những ngành định hướng sân khấu điện ảnh. Khối S được chia thành 2 tổ hợp là: Văn + 2 môn năng khiếu và Toán + 2 môn năng khiếu.
Khối T dành cho những ai yêu thích thể tha. Các môn thi của khối này gồm 2 môn khối B là Toán, Sinh cùng với một môn năng khiếu thể thao hệ số 2.
Là khối thi dành cho những hội họa, khối V bao gồm 3 môn thi là Toán, lý và năng khiếu vẽ. Những năm gần đây, khối V được rất nhiều thí sinh lựa chọn bởi cơ hội nghề nghiệp rộng mở nhất trong số các khối thi năng khiếu.
Khối N là khối thi dành cho những ai đam mê âm nhạc, nhạc cụ và sáng tác. Các môn thi của khối bao gồm: Ngữ Văn, Âm nhạc 1 và Âm nhạc 2.
Khối M dành cho những bạn có mong muốn trở thành giáo viên mầm non. Các môn thi năng khiếu của khối này bao gồm: hát, kể chuyện và đọc diễn cảm.
Khối R là dành cho những ai thích truyền thông văn hóa. Đây là khối thi dành cho những ngành học về quản lý và nghiên cứu văn hóa. Các môn thi của khối gồm : Ngữ Văn, Lịch Sử và một môn năng khiếu.
Khối H cũng là khối dành cho những bạn yêu hội họa và mỹ thuật. Khối được chia thành các tổ hợp nhỏ như:
Nhiều ngành tuyển sinh khối H như thiết kế công nghiệp, sư phạm mỹ thuật, điêu khắc, kiến trúc, công nghệ điện ảnh – truyền hình, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, quản lý văn hóa...
Sau khi ra trường, sinh viên tốt nghiệp khối H có cơ hội việc làm rộng mở trong nhiều lĩnh vực. Thông thường, mỗi trường cao đẳng, đại học sẽ có đề thi năng khiếu riêng và không thể dùng chung cho nhiều trường. Mỗi khối năng khiếu đều có những cơ hội riêng và tương lai cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Còn tùy vào sở thích và đam mê mà các thí sinh có thể lựa chọn khối ngành phù hợp nhất với mình.
Điều kiện dự thi: Tốt nghiệp THPT hoặc THBT và phải tốt nghiệp Trung cấp Âm nhạc hoặc có trình độ tương đương Trung cấp Âm nhạc.
Có hai cách để trở thành sinh viên Học viện Âm nhạc: Thi tuyển kết hợp xét tuyển và Xét tuyển thẳng.
Một số điều kiện cơ bản của ngành Diễn viên kịch – điện ảnh; Diễn viên chèo; Diễn viên cải lương:
Trường Đại học Kiến trúc TP HCM xét tuyển các ngành có thi môn năng khiếu với các tổ hợp môn xét tuyển như sau:
Các ngành Kiến trúc, Kiến trúc cảnh quan, Quy hoạch vùng và đô thị, Thiết kế nội thất xét tuyển theo 02 tổ hợp môn V01 (Toán, Ngữ văn, Vẽ Mỹ thuật ) và V00 (Toán, Vật lý, Vẽ Mỹ thuật); Ngành Thiết kế công nghiệp xét tuyển theo 02 tổ hợp môn H01 (Toán, Ngữ văn, Vẽ Trang trí màu) và H02 (Toán, Tiếng Anh, Vẽ Trang trí màu).
Phương thức tuyển sinh:
Các ngành tuyến sinh năng khiếu gồm: Biểu diễn âm nhạc, Đạo diễn sự kiện, biên đạo múa đại chúng và sáng tác văn học.