Nhiều thí sinh năm nay thừa nhận loay hoay giữa 20 phương thức xét tuyển đại học, không biết nên lựa chọn thế nào cho phù hợp năng lực.
20 phương thức xét tuyển trong mùa tuyến sinh 2022
Nhiều phương thức xét tuyển mở ra nhiều cơ hội hơn cho thí sinh, tuy nhiên vẫn tồn tại nhược điểm là khiến thí sinh có phần hoang mang và khó lựa chọn. Đa dạng phương thức xét tuyển làm nhiều thí sinh khá mệt vì loay hoay tìm hiểu các phương thức. Nhiều trường đưa ra phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi với kết quả học khó hình dung.
Để chắc chắn trúng tuyển đại học trong năm nay, một số học sinh lựa chọn đăng ký xét tuyển vào các trường bằng nhiều phương thức học bạ, xét kết hợp điểm thi với phỏng vấn và xét tuyển thẳng, điểm thi tốt nghiệp, điểm thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Lựa chọn nhiều phương thức xét tuyển nhằm tăng cơ hội đỗ vào trường đặc biệt là các trường top trên. Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kinh tế quốc dân ngành quản trị kinh doanh, ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT còn xét kết quả học tập.
Năm nay các trường đưa ra nhiều phương thức xét tuyển
Năm nay các trường đưa ra nhiều phương thức xét tuyển nên các thí sinh phải có chiến thuật đăng ký xét tuyển nhiều phương thức càng tốt. Khi các trường đại học giảm tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thí cần cần đăng ký nhiều nguyện vọng, nhất là thí sinh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa sẽ bị giảm cơ hội. Bởi vì đa số các em vẫn ôn tập theo các phương thức xét tuyển truyền thống.
Các cơ sở đào tạo cũng khuyến khích học sinh tham gia thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức để có thêm cơ hội vào đại học. Với học sinh ở nông thôn hầu như không dám đăng ký xét tuyển có sử dụng chứng chỉ SAT, chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, TOEFL, TOEIC, … Nhiều em học tốt có năng khiếu nhưng không thể đáp ứng đủ cho các kỳ thi này.
Thí sinh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gia đình không có điều kiện chi phí học và thi khá lớn. Bố mẹ ở quê cũng không biết IELTS là gì nên rất khó để cho con theo học có chứng chỉ.
Thực chất chỉ 5 phương thức gốc
Bộ GD&ĐT thống kê 20 phương thức xét tuyển nhưng thực chất chỉ có 5 phương thức xét tuyển gốc: sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT học bạ, kết quả thi tốt nghiệp THPT. Các trường kết hợp các phương thức gốc nhằm đa dạng phương thức tuyển. Học sinh đáp ứng tốt với các phương thức gốc trên là có cơ hội cao đỗ đại học.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo và thí sinh dự thi năm 2022 phải nhập dữ liệu lên hệ thống chung để chạy "lọc ảo". Chỉ cho phép mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng được xếp ưu tiên cao nhất. Theo đó, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển 5 - 10 ngành/trường cũng sẽ chỉ được trúng tuyển vào 1 nơi nguyện vọng mình yêu thích nhất.
Bên cạnh việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển các trường khác nhau, thí sinh phải nhập dữ liệu đăng ký của tất cả các nguyện vọng hệ thống của Bộ GD&ĐT theo thứ tự ưu tiên. Thì việc xếp ưu tiên các nguyện vọng mới có ý nghĩa.
Các trường đại học năm nay không nên chạy đua nhiều phương thức. Không nên thêm quá nhiều phương thức thi, không hẳn các trường sẽ có lợi trong việc nhiều phương thức.
Thí sinh có thể chọn đăng ký nhiều nguyện vọng vào 1 ngành của nhiều trường khác nhau.
Trong năm 2021, 90% thí sinh nhập học theo phương thức là sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập bậc THPT (học bạ). Thí sinh trúng tuyển bằng phương thức khác chưa đến 10% nên thí sinh yên tâm để ôn thi đạt kết quả cao nhất.
Việc các trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng kết thi thi tốt nghiệp THPT là xu hướng phát triển chung khi các trường đại học tự chủ tuyển sinh. Các cán bộ tư vấn tuyển sinh cần sớm thông báo cho học sinh để các em có chuẩn bị tốt nhất. Cần quan tâm đến bài toán sắp xếp nguyện vọng sao cho hợp lý ngành mình yêu thích mong muốn nhất lên trên, rồi đến các nguyện vọng tiếp theo cho đến hết.
Trường ĐH Ngoại thương năm 2022 đưa ra 6 phương thức xét tuyển. Các phương thức xét tuyển đảm bảo thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường sẽ được đánh giá công bằng. Nhà trường không xét tuyển hết những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ. Trường ĐH Ngoại thương dự kiến từ 15/6-30/6 hệ thống xét tuyển sẽ chính thức nhận hồ sơ.
Thí sinh dự thi năm nay có thể chọn đăng ký nhiều nguyện vọng vào 1 ngành của nhiều trường khác nhau. Cách lựa chọn nguyện vọng xét tuyển nên theo nguyên tắc chọn lĩnh vực nghề nghiệp trước. Sau đó, học sinh xem vị trí và cơ hội việc làm trong xã hội của ngành đó lúc đó mới xem các trường nào đang đào tạo ngành này. Căn cứ vào những điểm cộng, học bổng, học phí thí sinh có thể chọn trường mình muốn theo học.
Các trường đại học: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học Nội vụ,... tăng chỉ tiêu tuyển sinh và mở ngành học mới. Trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến tuyển 2.265 chỉ tiêu năm 2022, (tăng 265 chỉ tiêu so với năm 2021). Trong đó, 165 chỉ tiêu cho phân hiệu tại Đắk Lắk, 100 chỉ tiêu dành cho hệ đào tạo liên kết với Đại học Arizona - Hoa Kỳ.
Trường dành 49% cho xét kết quả thi THPT, 49% cho xét kết quả học bạ và 2% dùng để xét tuyển học sinh giỏi, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 2.000 chỉ tiêu tại cơ sở tại Hà Nội.
Năm 2022, Trường Đại học Luật Hà Nội mở thêm 3 chuyên ngành bên cạnh những ngành truyền thống của trường là Luật Kinh tế chất lượng cao, Sở hữu trí tuệ và Pháp luật thi hành án.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2022, dự kiến tuyển 6.000 chỉ tiêu năm 2022, tăng 1.000 so với năm ngoái. Công nghệ - Kỹ thuật; Ngôn ngữ, khoa học xã hội có mức chỉ tiêu 1.650-1.950.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội dự kiến trường tuyển 2.000 sinh viên cho 22 ngành và chuyên ngành đào tạo, tăng 100 chỉ tiêu so với năm ngoái. Trường Đại học Nội vụ thực hiện đa dạng phương thức tuyển sinh tuyển sinh theo kết quả thi đánh giá năng lực và xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
Theo Trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp