Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Intrazoline: Công dụng, liều dùng, cách sử dụng, tác dụng phụ


Thuốc Intrazoline là thuốc gì? Có công dụng ra sao? Sử dụng thuốc như thế nào cho đúng cách và hiệu quả? Thông tin đầy đủ sẽ được chúng tôi cung cấp ở dưới. Hãy cùng tìm hiểu thêm các kiến thức y khoa hữu ích nhé các bạn!!!

Thuốc Intrazoline trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.

Dạng bào chế: Bột pha tiêm.

Đóng gói: Hộp 100ml lọ dụng dung tích 12 ml.

Thành phần: Cefazolin Sodium.

1. Công dụng của thuốc Intrazoline

Thuốc Intrazoline có tác dụng  trong điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn với mức độ nặng hoặc nghiêm trọng.

Intrazoline thường được chỉ định sử dụng trong những trường hợp: Nhiễm trùng do nhạy cảm, chủ yếu trong các biểu hiện  nhiễm trùng ở đường miệng, đường tai mũi họng, phế quản phổi, tiết niệ sinh ducjm nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, nhiễm trùng răng miệng, ngoài da, thanh mạc, xương và khớp.

Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định sử dụng trong những trường hợp khác mà chưa được liệt kê ở trên, nếu người dùng có thắc mắc thì liên hệ trực tiếp với các bác sĩ, dược sĩ để được giải đáp cụ thể và chính xác.

Xem thêm các bài viết liên quan

thuoc-Intrazoline
Nhờ các nhân viên y tế để tiêm thuốc Intrazoline đúng liều lượng và đúng cách

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Intrazoline

Hướng dẫn sử dụng 

Đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm để có cách sử dụng đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Dùng đúng theo chỉ định của những người có năng lực chuyên môn, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều được hướng dẫn, không được tự ý ngưng thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ, dược sĩ.

Thuốc Intrazoline dạng dung dịch tiêm nên được sử dụng theo đường tiêm cơ hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các nhân viên y tế. Kiểm tra chất lượng thuốc trước khi tiến hành tiêm, nếu thấy màu thuốc đã bị biến đổi màu thì nên bỏ và không sử dụng nữa vì rất có thể chất lượng của thuốc đã bị ảnh hưởng.

Cách pha hỗn dịch Intrazoline 50mg/ml:

  • Sử dụng 10ml nước đã tiệt trùng để hòa tan 500 mg bột thuốc.
  • Lắc đều hỗn hợp đã trộn trước khi định lượng liều dùng.
  • Sau khi pha thuốc nên bảo quản trong tủ lạnh và dùng tối đa 7 ngày sau khi pha.

Trong trường hợp dùng thuốc mà các triệu chứng nhiễm trùng không được cải thiện, người bệnh nên thông báo cho các dược sĩ, bác sĩ biết để thay đổi liệu trình điều trị cho phù hợp.

Liều lượng dành cho người lớn

Dùng trong trường hợp điều trị nhiễm trùng với mức độ vừa đến nặng

  • Sử dụng tiêm tĩnh mạch với 0,5 – 1g/ ngày, chia đều thành 3 – 4 lần dùng.

Dùng trong trường hợp điều trị nhiễm trùng nhẹ và nhiễm trùng do gram dương Cocci

  • Sử dụng tiêm tĩnh mạch với 250 – 500g/ ngày, khoảng cách giữa các lần dùng là 8 giờ.

Dùng trong trường hợp mắc viêm túi mật nhẹ đến trung bình

  • Sử dụng tiêm tĩnh mạch với 1 – 2g/ ngày, khoảng cách giữa các lần dùng 8 giờ. Duy trì điều trị trong vòng 4 – 7 ngày.

Dùng trong trường hợp nhiễm trùng đường tiểu không phức tạp

  • Sử dụng 1g để tiêm tĩnh mạch, khoảng cách giữa các lần dùng là 12 giờ.

Dùng trong trường hợp dự phòng nhiễm trùng trước khi diễn ra phẫu thuật

  • Sử dụng 1 – 2 g để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ khoảng 1 giờ trước thời gian diễn ra phẫu thuật.

Dùng trong trường hợp dự phòng nhiễm trùng sau khi diễn ra phẫu thuật

  • Sử dụng 0.5 – 1 g để tiêm tĩnh mạch trong vòng 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật, khoảng cách giữa những lần dùng từ 6 – 8 giờ.

Dùng trong trường hợp điều trị cho trường hợp bị nhiễm trùng phẫu thuật

  • Trong trường hợp phẫu thuật tim, cắt bỏ tử cung, phẫu thuật miệng hoặc hầu, phẫu thuật sọ, thay khớp, phẫu thuật động mạch, cắt cụt, vết thương, các phẫu thuật về thực quản có nguy cơ cao, phẫu thuật dạ dày, tá tràng hoặc mật…: Sử dụng tiêm tĩnh mạch với liều lượng từ 1 – 2g.
  • Trong trường hợp phẫu thuật trực tràng: Sử dụng tiêm truyền tĩnh mạch với 1 – 2g thuốc và dùng đồng thời cùng với 0,5 thuốc metronidazole.
  • Trong trường hợp mổ lấy thai có nguy cơ cao hoặc phá thai đã được 3 – 6 tháng: Sử dụng tiêm tĩnh mạch với liều lượng 1g.
  • Trong trường hợp phẫu thuật mắt: Sử dụng tiêm dưới da với 100mg.

Dùng trong trường hợp điều trị viêm nội tâm mạc

  • Sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ trước khi làm phẫu thuật khoảng 30 – 60 phút.

Liều dùng dành cho trẻ em

Dùng trong trường hợp điều trị cho trẻ bị nhiễm trùng do Gram dương Cocci

  • Đối với  trẻ sơ sinh nhỏ hơn 7 ngày tuổi: Được sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ với liều lượng 40 mg/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày, chia đều thành 2 lần dùng.
  • Đối với  trẻ sơ sinh lớn hơn 7 ngày tuổi, trọng lượng cơ thể nhẹ hơn 2kg: Được sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ với liều lượng 40 mg/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày, chia đều thành 2 lần dùng.
  • Đối với  trẻ sơ sinh lớn hơn 7 ngày tuổi, trọng lượng cơ thể nặng hơn 2kg: Được sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ với liều lượng 60 mg/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày, chia đều thành 3 lần dùng.
  • Đối với  trẻ em: Được sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ với liều lượng 25 - 100 mg/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày, khoảng cách giữa các lần dùng là 6 – 8 giờ và liều lượng tối đa không vượt quá  6g/ ngày.

3. Tác dụng phụ của thuốc Intrazoline

Những tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh khi dùng thuốc Intrazoline, bao gồm:

  • Ăn không ngon miệng, kích ứng dạ dày gây ra đau.
  • Âm đạo có thể bị ngứa hoặc rát.
  • Vị trí tiêm truyền có thể bị kích ứng nhẹ hoặc nổi mẩn đỏ.
  • Gặp các vấn đề về gan gây vàng da, nước tiểu sẫm màu.
  • Có các triệu chứng của bệnh động kinh.
  • Xuất hiện những vết loét trắng, vết loét trong miệng hoặc trên môi.
  • Kèm theo đó là bệnh nhân sẽ bị sốt, sưng tấy, đau khớp…

Dù là phản ứng ở mức độ bình thường hay nghiêm trọng thì người dùng cũng cần thông báo cho các dược sĩ, bác sĩ để có những phương án xử lý kịp thời.

Tốt nhất để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không xảy ra bạn nên tuân thủ theo những hướng dẫn của thầy thuốc về liều lượng và tần suất sử dụng, tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng theo ý thích  của bản thân.

thuoc-Intrazoline
Intrazoline sẽ được chỉ định tiêm cơ hoặc tiêm truyền tĩnh mạch

4. Tương tác thuốc

- Đây là quá trình xảy ra khi người dùng đồng thời nhiều loại thuốc làm gia tăng các tác dụng không mong muốn cho cơ thể người bệnh hoặc cũng có thể làm giảm đi hoạt động của những loại thuốc đó. Cụ thể, những loại thuốc tương tác với J như:

  • Aminosid hoặc các thuốc lợi tiểu như furosemide hoặc acide etacrinique.
  • Cefazolin.

- Bên cạnh đó yếu tố sức khỏe của người bệnh cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt như:

  • Người mắc các bệnh lý về gan, thận.
  • Có vấn đề về rối loạn đường ruột như viêm đại tràng.
  • Trường hợp bị suy dinh dưỡng.

5. Thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc Intrazoline

Người dùng cần lưu ý một vài điều dưới đây 

  • Cần hết sức lưu ý khi dùng thuốc cho đối tượng người cao tuổi và trẻ em.
  • Hiện thuốc chưa có liều lượng sử dụng an toàn với bệnh nhân bị suy gan, do đó nhóm người mắc vấn đề sức khỏe này nên tham khảo kỹ ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng thuốc.
  • Hãy theo dõi chức  năng thận trong quá trình điều trị nếu có phối hợp với các kháng sinh hoặc có độc tính trên thận thì nên thông báo để có thể xử lý kịp thời.
  • Để có cách cất giữ thuốc đúng, người đọc nên tìm hiểu thông tin in trên bao bì sản phẩm. Thuốc nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc những nơi ẩm ướt khác. Đối với bột khô  thì nên để ở những nơi khô ráo, tránh ẩm và nơi có những ánh sáng trực tiếp. Còn thuốc sau khi đã pha thì nên bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 7 ngày, tuyệt đối không được để đông đá.

Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp

  • Người bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Bệnh nhân dùng thuốc gây tê tại chỗ.

Bài viết trên đây là thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Intrazoline. Những thông tin Cao Đẳng Dược Chính Quy  chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và người bệnh không được tự ý dùng thuốc. Việc dùng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.