Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Symbicort được chỉ định trong các trường hợp nào?


Symbicort là thuốc gì? Symbicort cần phải lưu ý gì xuyên suốt quá trình dùng thuốc? Symbicort được chỉ định trong các trường hợp bệnh lí như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu Symbicort qua bài viết dưới đây.

Symbicort là thuốc gì?

Symbicort là thuốc kê đơn được chỉ định trong các trường hợp bị hen suyễn. Ngoài ra, Symbicort là thuốc chỉ định trong các trường hợp bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Tên thuốc: Symbicort turbuhaler 160/4,5 mcg/liều

Thành phần: Budesonide; Formoterol fumarate dihydrate

Thuốc Symbicort® dạng:

  • Symbicort® 160 chứa 4,5 mcg/lần và ống hít khoảng 60 lần hoặc 120 lần;
  • Symbicort® 320 chứa 9mcg/lần hít và ống hít khoảng 60 lần.

Thành phần:

Cho 1 liều phóng thích đầu ngậm gồm: Budesonide 160 mcg và Formoterol fumarate dihydrate 4,5 mcg

 symbicort-thuong-dung-de-dieu-tri-hen-suyen

Symbicort® thường dùng để điều trị hen suyễn

Dược lực

Symbicort chứa formoterol và budesonide có tác động cộng hợp làm giảm các đợt kịch phát hen suyễn.

Chỉ định

  • Symbicort Turbuhaler được chỉ định trong điều trị bệnh hen suyễn
  • Symbicort Turbuhaler được chỉ định cho việc kiểm soát tốt với corticosteroid dạng hít và chất chủ vận bêta-2 dạng hít tác dụng ngắn
  • Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như khí phế thũng bệnh hen suyễn, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Symbicort làm tăng dung tích của phổi
  • Hoạt động bằng cách kiểm soát các cơn ho
  • Thuốc có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị các bệnh lý khác không được đề cập trong bài viết.
  • Symbicort điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng

Chống chỉ định

Theo dược sĩ Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, Symbicort chống chỉ định cho người quá mẫn (dị ứng) với budesonide, formoterol hay lactose dạng hít.

Liều dùng

Liều dùng thuốc Symbicort® cho người lớn điều trị bệnh suyễn

Liều dùng thông thường dùng 1-2 lần hít mỗi lần, bệnh nhân cần đến tối đa là 4 lần hít mỗi lần.

Liều duy trì dùng 2 lần hít/lần hoặc là 1-2 lần hít vào buổi sáng/tối. Không sử dụng quá 6 lần hít trong bất kỳ trường hợp nào. Liều duy trì 2 lần hít một lần.

Liều dùng thông thường cho điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: hít 2 lần mỗi lần.

Liều dùng thuốc Symbicort® cho trẻ em điều trị bệnh suyễn

Liều điều trị duy trì:

  • Trẻ vị thành niên 12-17 tuổi cho trẻ hít 1-2 nhát mỗi lần
  • Trẻ 6-11 tuổi: cho trẻ dùng 80/4,5mcg, 2 lần hít mỗi lần.

Liều dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Vì thế cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ em

Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng

  • Bạn dị ứng với budesonid (Entocort®, Pulmicort®, Uceris®) Rhinocort® hoặc formoterol (Foradil®, Dulera®, Perforomist®)
  • Nên giảm dần khi ngưng điều trị và không nên ngưng thuốc đột ngột. Nếu việc điều trị không đạt hiệu quả phải có sự theo dõi của bác sĩ
  • Đang dùng những thuốc khác gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này
  • Thận trọng nếu có ý định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi
  • Chưa có dữ liệu về việc dùng Symbicort trong điều trị cơn hen cấp.
  • Nên ngưng dùng Symbicort khi co thắt phế quản kịch phát xảy ra
  • Khi dùng liều cao trong một thời gian dài các tác động toàn thân có thể xảy ra khi dùng bất kỳ corticosteroid đường hít nào
  • Nên xem xét tác động có thể xảy ra trên mật độ xương, nhất là đối với bệnh nhân dùng liều cao trong thời gian dài
  • Nếu có tình trạng chậm phát triển điều chỉnh liều corticosteroid mà vẫn duy trì việc kiểm soát hiệu quả là rất quan trọng.
  • Nên tránh điều trị đồng thời với ketoconazole hay các chất ức chế CYP3A4 mạnh
  • Bệnh nhân nên được chỉ dẫn súc miệng bằng nước rồi nhổ ra sau mỗi lần hít để giảm thiểu nguy cơ nhiễm Candida hầu họng
  • Symbicort nên được dùng thận trọng đối với bệnh nhân nhiễm độc giáp
  • Sùng thận trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường, giảm kali máu chưa điều trị, u tế bào ưa crôm, bệnh cơ tim phì đại tắt nghẽn
  • Dùng thận trọng đối với bệnh nhân hẹp động mạch chủ dưới van vô căn, tăng huyết áp nặng
  • Phình mạch hay các rối loạn tim mạch như là nhịp tim nhanh hoặc suy tim nặng, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ
  • Thận trọng khi điều trị ở bệnh nhân có khoảng thời gian QTc kéo dài.
  • Khả năng hạ kali máu nặng có thể xảy ra khi dùng liều cao chất chủ vận bêta-2.
  • Dùng đồng thời với những thuốc gây hạ hoặc có khả năng gây hạ kali máu như steroids dẫn xuất xanthine, và thuốc lợi tiểu có thể làm tăng tác động hạ kali máu.
  • Thận trọng ở bệnh nhân hen không ổn định đang dùng các liều thuốc giãn phế quản
  • Nên theo dõi nồng độ kali huyết thanh trong suốt các tình trạng bệnh nhân hen nặng cấp có thể gia tăng do giảm oxy và ở bệnh nhân có các tình trạng bệnh khác
  • Symbicort không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể lên khả năng lái xe và vận hành máy.
  • Lúc có thai và lúc nuôi con bú: Không có dữ liệu đầy đủ về việc dùng formoterol cho phụ nữ có thai vả cho con bú.

Để đảm bảo Symbicort® an toàn, hãy nói với bác sĩ nếu bạn mắc:

  • Chứng động kinh
  • Bệnh tim hoặc huyết áp cao
  • Bất kỳ trường hợp nhiễm trùng nào, bao gồm bệnh lao
  • Bệnh gan
  • Bệnh tiểu đường
  • Mất cân bằng điện giải (chẳng hạn như mức kali thấp trong máu)
  • Hệ thống miễn dịch yếu
  • Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể hoặc nhiễm mụn rộp của mắt
  • Rối loạn tuyến giáp.

symbicort-nen-duoc-dung-than-trong-doi-voi-benh-nhan-nhiem-doc-giap

Symbicort nên được dùng thận trọng đối với bệnh nhân nhiễm độc giáp

Tương tác thuốc

  • Dùng đồng thời với IMAO có thể thúc đẩy phản ứng tăng huyết áp.
  • Giảm kali máu có thể làm tăng khuynh hướng loạn nhịp tim ở bệnh nhân điều trị bằng glycosides tim.
  • Budesonide không có tương tác với các thuốc khác dùng để điều trị hen suyễn
  • Có sự tăng rõ nồng độ thuốc trong huyết tương đối với budesonide hít. Vì chưa có thông tin về liều dùng, nên tránh phối hợp các thuốc trên.
  • Dùng đồng thời với các thuốc cường giao cảm bêta khác có thể có tác động cộng hợp mạnh.
  • Khoảng cách giữa các lần dùng ketoconazole và thuốc budesonide nên kéo dài càng lâu càng tốt
  • Các chất ức chế CYP3A4 mạnh khác cũng làm tăng rõ nồng độ budesonide trong huyết tương. Cũng nên xem xét đến việc giảm liều budesonide.
  • Thuốc chẹn bêta có thể làm giảm hoặc ức chế tác động của formoterol.
  • Symbicort không nên dùng với thuốc chẹn beta kể cả thuốc nhỏ mắt
  • Dùng đồng thời với procainamide, phenothiazine, quinidine, disopyramide, thuốc kháng histamin IMAO và chất chống trầm cảm 3 vòng gia tăng nguy cơ loạn nhịp thất.
  • Oxytocin và rượu, L-Dopa, L-thyroxine, có thể ảnh hưởng tính dung nạp của tim đối với thuốc cường giao cảm bêta-2.

Tác dụng phụ

Symbicort chứa cả hai chất budesonide và formoterol có thể xảy ra các tác động ngoại ý muốn. Phản ứng ngoại ý liên quan đến thuốc thường gặp nhất là:

  • Run rẩy và hồi hộp là các phản ứng phụ có liên quan đến budesonide hoặc formoterol
  • Các phản ứng phụ này thường nhẹ và biến mất sau vài ngày điều trị.
  • Co thắt phế quản kịch phát có thể xảy ra ở những trường hợp rất hiếm.
  • Khi dùng liều cao trong một thời gian dài.Tác dụng toàn thân của corticosteroid đường hít có thể xảy ra
  • Cũng như các điều trị dạng hít khác, việc điều trị bằng chất chủ vận beta-2 có thể làm tăng axít béo tự do, nồng độ insulin máu, glycerol và các thể cetone.
  • Hệ tim mạch: Hồi hộp.
  • Hệ cơ xương: Run rẩy.
  • Hệ hô hấp: Nhiễm Candida ở hầu họng, kích ứng nhẹ tại họng, ho, khan tiếng
  • Hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu.
  • Các mảng trắng trong miệng hoặc cổ họng
  • Kích ứng cổ họng sau khi dùng ống hít
  • Khó chịu dạ dày, nôn
  • Các triệu chứng cảm lạnh như hắt hơi, đau xoang, nghẹt mũi hoặc sổ mũi, đau họng;
  • Các triệu chứng cúm (sốt, ớn lạnh, đau cơ thể)
  • Đau lưng, đau đầu.

Ít gặp (> 1/1000, < 1/100):

  • Hệ tim mạch: Nhịp tim nhanh.
  • Hệ cơ xương: Co rút cơ.
  • Hệ thần kinh trung ương: Kích động, váng, rối loạn giấc ngủ bồn chồn, nóng nảy, buồn nôn, choáng.
  • Da: Vết bầm da.

Hiếm gặp (> 1/10.000, < 1/1000):

  • Chuyển hóa: Hạ kali máu.
  • Da: Ngoại ban, nổi mề đay, ngứa, viêm da, phù mạch.
  • Hệ hô hấp: Co thắt phế quản.
  • Hệ tim mạch: Rung nhĩ, nhịp tim nhanh trên thất, ngoại tâm thu.

Rất hiếm (< 1/10000):

  • Chuyển hóa: Tăng đường huyết, dấu hiệu hay triệu chứng về tác dụng glucocorticosteroid toàn thân bao gồm thiểu năng tuyến thượng thận.
  • Hệ thần kinh trung ương: Rối loạn vị giác.
  • Hệ tim mạch: Cơn đau thắt ngực, dao động huyết áp.
  • Rối loạn tâm thần: Trầm cảm, rối loạn hành vi (chủ yếu ở trẻ em).

Cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải những vấn đề như:

  • Triệu chứng hen suyễn ngày càng nặng;
  • Khó thở hoặc các vấn đề về hô hấp sau khi dùng thuốc này;
  • Mờ mắt, tầm nhìn giảm, đau mắt hoặc sưng
  • Triệu chứng viêm phổi – sốt, ho với chất nhầy màu vàng hoặc xanh
  • Đau ngực, thở khò khè hay khó thở
  • Dấu hiệu nhiễm trùng – sốt, ớn lạnh, đau cơ thể
  • Sưng các mạch máu – tê hoặc ngứa ran ở cánh tay
  • Giảm kali huyết – nhầm lẫn, nhịp tim không đều. Bị khát nước, đi tiểu nhiều, khó chịu ở chân, suy nhược cơ
  • Triệu chứng cúm, nghẹt mũi, đau xoang, phát ban da
  • Buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi bất thường
  • Đường trong máu cao – tăng khát, tăng tiểu
  • Đói, khô miệng, buồn ngủ, da khô, thị lực mờ, sụt cân.