Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh sa đì là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả


Các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản của nam giới luôn khiến họ ngại chia sẻ, thăm khám và bệnh sa đì tinh hoàn cũng vậy. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của nhà trường để tìm hiểu thêm về bệnh sa đì ở nam giới là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Triệu chứng nhận biết và các phương pháp điều trị ra sao?

Bệnh sa đì còn  có tên gọi sa tinh hoàn hoặc thoát vị bẹn là tình trạng bệnh trong đó ruột hoặc phủ tạng bị  tuột xuống bìu qua lỗ ở thành bụng dưới. Hiện tượng sẽ thấy rõ khi nam giới đứng hoặc khi ngồi thì tình trạng da bìu co lại và không hề ôm gọn tinh hoàn.

Nhiều người không biết rằng bệnh sa đì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản tinh trùng của tinh hoàn. Điều này gây  ra việc sinh sản gặp khó khăn sau này.

1. Nguyên nhân  gây ra bệnh sa đì

Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng  thì nguyên nhân gây ra tình trạng  mắc bệnh sa đì ở  nam giới đa phần là do các ảnh hưởng từ những căn bệnh  tinh hoàn như:

Do giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đây là một bệnh thường gặp ở nam  giới và xảy ra khi tinh hoàn giãn ra hoặc bị co xoắn bất thường. Chính điều này làm cho dòng máu lưu thông xuống bộ phận sinh dục bị chặn lại và lượng máu này chảy ngược lại tĩnh  mạch. Gây ra các tĩnh  mạch  bị ứ đọng và phần bìu bị tạo áp lực lớn gây ra giãn nở quả mức làm xuất hiện dương  sa tinh hoàn ở bên  bị tổn thương.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-sa-di
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh sa đì ở nam giới

Do tràn tinh mạc

Tiếp tục là một căn bệnh của nam giới dẫn đến  hậu quả sa tinh hoàn  ở nam giới. Khi dịch tinh mạch bị  tràn sẽ vô tình làm cho túi tinh bị  chảy xệ xuống, Chính những điều này sẽ làm cho bệnh nhân  cảm thấy khó chịu và đau đớn do các cơn  đau nhức ở bộ phận sinh dục làm phiền.

Do ung thư tinh hoàn

Khi bị ung thư tinh hoàn các cục cứng sẽ khiến cho khối lượng và thể tích tinh hoàn tăng  lên. Hiện tượng sa đì sẽ xuất hiện do phần da bìu bị chịu nhiều áp lực lớn.

Màng tinh hoàn bị tổn thương

Việc màng tinh hoàn bị tổn thương làm cho hai bên tinh hoàn bị ứ đọng máu và mủ. Khi này các tồn đọng này sẽ tạo áp lực ở tinh hoàn và nghiêm trọng hơn gây  viêm tinh hoàn và dẫn đến chảy xệ.

Chảy xệ tinh hoàn do da bìu quá rộng

Đa phần da bìu sẽ vừa đủ kích thước để ôm gọn  phần tinh hoàn  nhưng cũng có  những trường hợp phần da bìu rộng hơn với kích thước túi tinh làm hiện tượng xệ xuống xuất hiện.

Kích thước tinh hoàn

Kích thước tinh hoàn quá lớn cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị sa đì. Do khi tin hoàn có kích thước lớn sẽ khiến vùng da bìu bị chảy xệ.

Ngoài những nguyên nhân đã kể ở trên thì nhiệt độ cũng là một yếu tố gây   ra  bệnh  sa đì. Lý giải là do  thời tiết lạnh làm cho tinh hoàn săn  lên và  ngược lại trời nóng thì sẽ bị chảy xệ. Đặc biệt trong trường hợp thời tiết thay đổi đột ngột hoặc bạn  phải làm trong môi trường có nhiệt độ cao có nguy cơ cao  mắc bệnh sa đì.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh sa đì

Đối với những nam giới có sức khỏe bình thường thì tinh hoàn sẽ có chiều dài khoảng 4,5 cm và rộng  khoảng 2,5 cm. Còn đối với  những người  mắc bệnh  sa đì thì tinh hoàn  sẽ bị chảy xệ hơn với  các chỉ số thông thường ở trên.

Bên cạnh đó còn có một số dấu  hiệu nhận biết khác như:

  • Triệu chứng của bệnh dễ nhận thấy là một bên bìu to lên  thành khối phồng do ở phía trên dồn xuống.
  • Các cơn đau xuất hiện, đau theo cơn ở bộ phận sinh dục.
  • Mức độ đau gia tăng nếu bạn nằm hoặc dùng tay sờ nắn.
  • Khi làm việc quá sức hoặc chạy nhảy sẽ làm cho phần bìu to lên nhanh chóng.
  • Vùng bụng dưới sẽ nặng hơn mức bình thường và đau, tức.
  • Cơ thể mệt mỏi và có các triệu chứng nôn mửa.

Người bệnh có thể sẽ gặp phải những dấu hiệu khác không giống như đã đề cập ở trên. Nên nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết, nhanh chóng và đầy đủ.

3. Bệnh sa đì có nguy hiểm không?

Bệnh sa đì sẽ gây ra cho nam giới không chỉ những cơn  đau đớn khó chịu, mệt mỏi mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này, cụ thể như:

  • Nơi sản xuất và nuôi dưỡng các tinh trùng khỏe mạnh chính là tinh hoàn. Vậy mà  sa  đì sẽ làm cho tinh hoàn bị chảy xệ, điều này làm số lượng và chất lượng tinh trùng bị suy giảm ít nhiều. Từ đó cũng khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn, nghiêm trọng  hơn có thể dẫn đến vô sinh.
  • Bên cạnh đó tinh hoàn là nơi tiết ra testosterone – hormone nam tính. Khi tinh hoàn bị bệnh cũng làm cho bộ máy đó sản sinh lượng testosrone suy giảm và kéo theo chức năng sinh lý  suy giảm. Kéo dài tình trạng sa đì trong thời gian  dài làm cho nam  giới bị lãnh cảm.
  • Việc tinh hoàn chảy xệ làm cản trở hoạt động “ân ái” nên sẽ rất khó để đạt cực khoái nhằm phóng tinh ra ngoài. Ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thụ thai.

Tốt nhất để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới thì ngay khi có các triệu chứng hoặc dấu hiệu khác thường của tinh hoàn bạn nên   đến  các  cơ sở chuyên khoa để được  thăm  khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

benh-sa-di
Bệnh sa đì có thể dùng thuốc hoặc phương pháp phẫu thuật để điều trị

4. Các phương pháp điều trị bệnh sa đì

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe người bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Hiện nay có những phương pháp dùng trong điều trị bệnh sa đì như:

Điều trị nội khoa

Bằng việc sử dụng các loại thuốc hoặc bài tập phục hồi chức năng để giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu do sa đì gây ra cho người bệnh. Thông thường phương pháp điều trị nội khoa được chỉ định cho các đối tượng có mức độ mắc bệnh nhẹ, người cao tuổi hoặc đang mắc các bệnh lý khác không đủ điều kiện để phẫu thuật.

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào để dùng đặc trị bệnh sa đì. Nên phương pháp này chỉ giúp tình trạng bệnh tiến triển chậm hơn và không cải thiện đáng kể.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp được tiến hành chữa trị tận gốc. Phương pháp này nhằm khâu lại phần ống bẹn để ngăn chặn việc các tạng trên bụng sa xuống.

Có hai phương pháp mổ sa đì: mổ nội soi và mổ mở.

  • Mổ mở: cách này bác sĩ sẽ thực hiện dụng cụ để rạch vết cắt duy nhất và tiến hành bịt kín chỗ sa đì đó lại nhăm củng  cố thành bụng vững chắc hơn.
  • Mổ nội soi: tại vị trí cần phẫu thuật bác sĩ cắt một vết nhỏ và sử dụng các thiết bị chuyên dụng để bịt kín không cho các tạng chảy xệ xuống.

Khi được chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật và đang trong quá trình chờ mổ thì người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, hạn chế các lo lắng để không tạo áp lực lên ổ bụng.

Lưu ý các chuyên gia của nhà trường khuyến cáo những nam giới có dấu hiệu mắc bệnh sa đì không được phép điều trị  tại nhà hay  dùng các biện pháp dân gian do dễ để lại biến chứng, gây  nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy ne en đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm  khám khi có dấu hiệu bất thường. Đây cũng chính là cách phòng tránh bệnh sa đì và bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt.

Mong  rằng với các thông tin đầy đủ, chi tiết ở trên bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh sa đì ở nam giới. Nếu như bạn còn thắc mắc về cách chữa bệnh này thì hãy theo dõi bài viết trong chuyên mục tiếp theo nhé.