Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ngành Phục hồi chức năng là gì? Tìm hiểu vai trò của ngành Phục hồi chức năng


Ngành Phục hồi chức năng là gì? Vai trò của ngành Phục hồi chức năng? Đây là những thắc mắc của các thí sinh đang có nguyện vọng theo học ngành này. Đây là ngành học được đánh giá có tiềm năng trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng cao.

Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là một ngành của lĩnh vực Y khoa, bao gồm phòng, chữa bệnh và khôi phục các chức năng về trạng thái vốn có cho cơ thể bằng cách áp dụng những kỹ thuật nhất định. Là một ngành quan trọng trong các ngành Y tế, sử dụng các liệu pháp Y học, xã hội, kinh tế và giáo dục để giảm khả năng gây tàn tật, di chứng nặng nề khi con người gặp nạn. Học ngành Phục hồi chức năng ra trường có thể làm tại các trung tâm, khoa phẫu thuật chỉnh hình của BV,...

PHCN không chỉ trả lại những chức năng bị mất hay giảm để người bệnh có khả năng tự xử lý tại nhà. Phục hồi chức năng có những biện pháp tác động trực tiếp vào xã hội và môi trường để tạo nên một khối thống nhất hoàn hảo cho quá trình hòa nhập với thế giới của người bệnh.

Vai trò của ngành Phục hồi chức năng

Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người được nâng cao. Điều này được thể hiện ở việc người dân không chỉ chú trọng đến việc điều trị mà còn là phục hồi sau chữa bệnh. Đó cũng là lý do ngành Phục hồi chức năng ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình. Cũng vì thế mà nhiều trường ĐH, Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng được mở ra để đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực trong tương lai.

Ngành học này được thiết kế trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa của nền Y học cổ điển và hiện đại. Nghiên cứu và phát triển các kiến thức để ứng dụng vào việc phục hồi chức năng của các bộ phận, cơ quan bị suy giảm, mất khả năng vận động. Ngoài ra, PHCN chịu trách nhiệm tạo môi trường học tập, làm việc, vui chơi cho người tàn tật để toàn thể cộng đồng bước vào công cuộc dành chiến thắng bệnh tật. Phục hồi chức năng là phương pháp kết hợp Y học và khoa học nghệ thuật để quá trình phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó giúp họ trở thành những người sống có ích: “tàn nhưng không phế”.

Nguyên tắc làm công việc Phục hồi chức năng

  • Coi trọng vai trò của những người tàn tật và gia đình họ cũng như cộng đồng trong quá trình phục hồi các chức năng.
  • Phân tích, xác định đúng tình trạng bệnh tình để có những hình thức và bài tập vật lý trị liệu phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.
  • Tránh tối đa các thương tật thứ phát trong quá trình điều trị, rút ngắn thời gian chữa lành để phục hồi sớm nhất.
  • Biết cách làm cho bệnh nhân tham gia những hoạt động nâng cao sức khỏe; không được giúp người bệnh khi họ có khả năng làm điều gì đó. Chúng ta phải đặt quyền và lợi ích của người bệnh lên đầu, tôn trọng họ giúp họ cố gắng nhiều hơn trong khả năng thể lực của bản thân họ.

phuc-hoi-chuc-nang-la-phuong-phap-chua-benh-khong-can-dung-thuoc-vo-cung-hieu-qua

Phục hồi chức năng là phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc vô cùng hiệu quả

Các phương pháp phục hồi chức năng:

Hiện nay, có 3 hình thức Phục hồi chức năng chủ yếu trên thế giới:

- PHCN tại viện, thực hiện trực tiếp ở bệnh viện

  • Ưu điểm: phục hồi nhanh, đối tượng đa dạng hơn nhờ có kỹ thuật viên giỏi và trang thiết bị Y tế hiện đại.
  • Nhược điểm: không thuận lợi với những người bệnh ở xa mà chỉ phù hợp với số ít người ở gần nhưng chi phí đắt đỏ.

- PHCN ngoại viện: những kỹ thuật viên của bệnh viện, trung tâm được giao nhiệm vụ sẽ trực tiếp đến các địa phương để hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập phù hợp.

  • Ưu điểm: được sự hỗ trợ trực tiếp bởi các chuyên khoa nên sự tiến triển của người bệnh sẽ nhanh và tích cực hơn và giúp đỡ được nhiều trường hợp hơn.
  • Nhược điểm: giá cao và số nhân sự chưa đủ, thời gian hướng dẫn bệnh nhân tập luyện không nhiều.

PHCN ở cộng đồng, được tập luyện ngay tại cộng đồng nhờ gia đình hay những người khác trong xã hội.

Các phương pháp (kỹ thuật) phục hồi chức năng

Vận động trị liệu

Đó là việc áp dụng các biện pháp tự chăm sóc và việc thực hiện các trò chơi để tăng sự phục hồi, phát triển các chức năng. Ngoài ra, hoạt động trị liệu còn là sự tăng cường các hình thức để tạo sự thích thú với công việc và môi trường để độc lập. Có rất nhiều bài tập dành riêng cho nhóm đối tượng này: kéo căng khớp vai, kéo căng cánh tay, kéo căng đầu gối,...

Ngôn ngữ trị liệu

Giúp người tàn tật tập nói hay rèn luyện khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ từ mắt, biểu cảm nét mặt hay các động tác tay, chân.

Tâm lý trị liệu

Mở những trường lớp giáo dục chuyên biệt cho người câm điếc, những trường dạy nghề và dạy các kỹ năng mềm cần thiết để giúp người tàn tật tự tạo lập được cuộc sống.

Dụng cụ phục hồi chức năng:

  • Tay, chân giả
  • Các loại nẹp chỉnh hình các bộ phận: gối, đùi, cổ chân, giày,…
  • Những dụng cụ hỗ trợ: gậy, khung tập đi, xe lăn, đồ dùng có thiết kế tay cầm sẵn để bệnh nhân có thể tự đi lại và sinh hoạt dễ dàng hơn.
  • Thực hiện những biện pháp cải thiện môi trường xung quanh như nhà ở, đường sá, phương tiện để người tàn tật được làm những việc có ích và di chuyển đến những nơi họ mong muốn.

Năm 2024, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký nguyện vọng học ngành Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng từ sau khi kết thúc kỳ thi THPT. Sau kỳ thi THPT quốc gia nếu thí sinh cảm thấy điểm số đủ tốt nghiệp hoặc chưa may mắn đỗ Đại học thì hoàn toàn có thể đặt nguyện vọng đăng ký học tại trườngb qua những hướng dẫn phía trên.