Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược mới nhất đang được rất nhiều Dược sĩ mới ra trường cũng như các bạn sinh viên ngành Dược quan tâm. Dưới đây sẽ là các chia sẻ của chuyên gia về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược
Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần có chứng chỉ hành nghề Dược và chứng chỉ này được xem là điều kiện làm việc trong lĩnh vực Y Dược.
Đối với ngành Điều đưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm Y học và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược cần có:
- Sinh viên có văn bằng chuyên môn (văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận chuyên môn) phù hợp
- Có đủ thời gian thực hành ít nhất từ 2 năm tại cơ sở Dược hợp pháp như cơ sở nghiên cứu Dược, cơ sở kinh doanh Dược
- Có đủ năng lực hành vi dân sự
- Có đạo đức nghề nghiệp tốt, không tiền án tiền sự
- Đảm bảo đủ sức khỏe để hành nghề Dược
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cấm làm công việc có liên quan đến hoạt động Dược
Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
- 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ
- 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sĩ
- 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên
- 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược là gì?
Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề Y Dược 2024
Để được cấp chứng chỉ hành nghề Y Dược sinh viên cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Đối với ngành Dược
Theo quy định tại Điều 13 Luật Dược 2016, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Dược, để được cấp chứng chỉ hành nghề cần, thì điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược được quy định:
Điều 16
– Đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Phải có bằng Đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở Dược phù hợp.
– Đối với cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm: Phải có một trong các văn bằng (Đại học ngành Dược, Đại học ngành Sinh học) Đại học ngành Y đa khoa, có 2 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở Dược phù hợp.
– Đối với các cơ sở bán buôn Dược liệu, thuốc Dược liệu, thuốc cổ truyền: phải có một trong các văn bằng chuyên môn giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương Dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở Dược phù hợp, giấy chứng nhận khác về Y dược cổ truyền.
Điều 18
Đối với nhà thuốc: Phải có bằng Đại học Dược sĩ và có 2 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở Dược.
– Đối với quầy thuốc: Phải có một trong các văn bằng chuyên môn và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở Dược phù hợp.
– Đối với tủ thuốc trạm y tế xã: Phải có một trong các văn bằng chuyên môn, chứng chỉ sơ cấp Dược và có 1 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở Dược phù hợp.
– Đối với cơ sở chuyên bán lẻ Dược liệu, thuốc cổ truyền: Phải có bằng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ngành Dược cổ truyền; Giấy chứng nhận về lương y.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hành nghề Dược
Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, 02 ảnh chân dung cỡ 4 cm x 6 cm của người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng;
b) Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn. Đối với các văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải kèm theo bản sao có chứng thực giấy công nhận tương đương của cơ quan có thẩm quyền về công nhận tương đương theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định này;
c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp theo quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh;
d) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định tại Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp thực hành tại nhiều cơ sở, thời gian thực hành được tính là tổng thời gian thực hành tại các cơ sở nhưng phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành của từng cơ sở đó;
đ) Trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược với phạm vi hoạt động khác nhau và yêu cầu thời gian thực hành, cơ sở thực hành chuyên môn khác nhau thì hồ sơ phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành chuyên môn và nội dung thực hành chuyên môn của một hoặc một số cơ sở đáp ứng yêu cầu của mỗi phạm vi, vị trí hành nghề. Trường hợp các phạm vi hoạt động chuyên môn có cùng yêu cầu về thời gian thực hành và cơ sở thực hành chuyên môn thì không yêu cầu phải có Giấy xác nhận riêng đối với từng phạm vi hoạt động chuyên môn;
e) Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy xác nhận kết quả thi do cơ sở tổ chức thi quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định này cấp đối với trường hợp Chứng chỉ hành nghề Dược cấp theo hình thức thi;
g) Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược theo hình thức xét hồ sơ, phải có các tài liệu chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Dược.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người cần cấp giấy chứng nhận hành nghề Dược, Sở Y tế sẽ gửi phiếu tiếp nhận về tại nơi đăng ký. Khi hồ sơ đề nghị đã hợp lệ, Sở Y tế sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ. Thời gian cấp chứng chỉ hành nghề Dược là trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thẩm định.
Theo Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp