Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dùng thuốc Cloxacillin điều trị bệnh nhiễm trùng có hiệu quả không?


Cloxacillin là thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn như Benzylpenicillin. Thuốc được bào chế theo dạng viên nang, bột vô trùng pha tiêm...

Cloxacillin là thuốc gì?

Cloxacillin là thuốc kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm Penicillin, với thành phần chính là Cloxacillin. Theo các bác sĩ, chuyên khoa Cao đẳng Y tế TPHCM, thuốc Cloxacillin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn như Benzylpenicillin.

cloxacillin-1

Cloxacillin được chỉ định điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Cloxacillin được bào chế theo dạng viên nang, bột pha tiêm, thuốc bột pha tiêm với hàm lượng được quy định như sau:

  • Dạng Cloxacillin viên nang: hàm lượng gồm 250mg và 500mg
  • Cloxacillin natri để pha dung dịch uống là 125mg/5ml
  • Bột vô trùng để pha tiêm: 250mg và 500mg.

Tác dụng của thuốc Cloxacillin

Cloxacillin là kháng sinh diệt khuẩn, ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn như Benzylpenicillin. Do vậy, Cloxacillin dạng tiêm được chỉ định điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Staphylococcus sinh penicilinase khi cần nồng độ cao trong huyết tương bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn xương và khớp;
  • Viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc (kết hợp với thẩm tách phúc mạc liên tục ngoại trú);
  • Viêm phổi;
  • Bệnh lý về da (bao gồm cả nhiễm khuẩn mô mềm);
  • Các nhiễm khuẩn phẫu thuật (dự phòng).

Không dùng Cloxacillin dạng uống để điều trị liều khởi đầu với các tình trạng nhiễm khuẩn nặng có nguy cơ đe dọa tính mạng như viêm màng trong tim, tuy nhiên có thể điều trị tiếp sau khi đã điều trị penicilin kháng penicilinase bằng đường tiêm. Ngoài ra, cũng không dùng Cloxacillin dạng uống trong điều trị các trường hợp bị viêm màng não.

> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều dùng và cách dùng thuốc Cloxacillin

Liều dùng Cloxacillin tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, các bác sĩ (dược sĩ) sẽ chỉ định liều lượng phù hợp, cụ thể:

*Liều lượng thường dùng đối với người lớn:

- Nhiễm khuẩn ngoài da và các mô liên kết:

  • Thuốc uống: dùng 250 - 500mg/lần, chia thành 4 lần/ngày;
  • Tiêm bắp: 250 - 50mg, thời gian tiêm cách nhau 6 giờ;
  • Truyền dịch liên tục: dùng 6g truyền cách nhau 24 giờ;

- Nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não:

  • Tiêm tĩnh mạch: dùng 100mg/kg thể trọng chia thành 4 - 6 lần và thời gian tiêm cách nhau 24 giờ.

- Điều trị viêm phổi:

  • Dùng 500mg để uống, thời gian cách nhau từ 6 - 21 giờ, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng.

- Viêm bàng quang:

  • Liều dùng là 250mg uống cách nhau từ 6 giờ và duy trì điều trị trong 3 - 6 ngày tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng. Liều tối đa là 4g/ngày.

- Trường hợp viêm xương tủy hay các bệnh nhiễm khuẩn khác có khó khăn đặc biệt trong việc đạt nồng độ cao tại chỗ, điều trị có thể kéo dài nhiều tháng và có khi cả năm.

- Khi dùng liều cao cho bệnh nhân suy thận nặng hoặc có tổn thương hàng rào máu nếu xuất hiện các tai biến co giật cần giảm liều hoặc điều trị chứng co giật.

*Liều dùng đối với trẻ em:

Liều dùng Cloxacillin đối với các tình trạng nhiễm trùng được quy định như sau:

  • Trẻ em dưới 20 kg cân nặng: dùng thuốc uống với liều 50 - 100mg/kg/ngày chia làm 4 lần, tùy vào từng trường hợp có thể dùng liều uống tối đa là 4g/ngày.
  • Trẻ em từ 20kg trở lên, dùng liều như người lớn.

Thuốc Cloxacillin cần phải uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn ít nhất 2 giờ bởi vì thức ăn trong dạ dày có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc. Tất cả các liều đều được biểu thị bằng hàm lượng Cloxacilin base tương đương. Do đó, cần dùng liều lượng phù hợp, tránh uống quá liều hoặc bỏ liều có thể gia tăng tình trạng nhiễm trùng hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Tác dụng phụ của thuốc Cloxacillin

Thuốc Cloxacillin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi thất xuất hiện bất kỳ phản ứng bất thường nào cần kịp thời gặp bác sĩ để có phương hướng xử lý. Những tác dụng do thuốc Cloxacillin gây ra thường là:

  • Tác dụng phụ thường gặp nhất là phản ứng quá mẫn cảm với thuốc bao gồm các triệu chứng phát ban trên da, sưng môi, mặt hoặc lưỡi, khó thở, đôi khi có phản vệ. Đặc biệt, người bị suy thận nguy cơ phản ứng quá mẫn càng cao.
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy;
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím trên da;
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối tại chỗ sau khi tiêm tĩnh mạch Clixacillin;
  • Rối loạn chức năng thận có tăng creatinin huyết thanh cao;
  • Ngứa hoặc tiết dịch ở âm đạo (nhiễm nấm âm đạo).

Thận trọng khi dùng thuốc Cloxacillin khi nào?

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM ««<

cloxacillin-2

Thận trọng khi dùng Cloxacillin với người dị ứng với cephalosporin.

Thận trọng khi dùng thuốc Cloxacillin đối với các trường hợp sau đây:

- Không dùng thuốc Cloxacillin đối với trường dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

- Thận trọng khi dùng Cloxacillin đối với người bị dị ứng với cephalosporin hoặc cephamycin vì cũng có thể dị ứng với cloxacillin.

- Thuốc Cloxacillin có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Sử dụng một phương pháp tránh thai thứ hai trong khi dùng cloxacillin để có hiệu quả tránh thai tốt hơn.

- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc Cloxacillin. Mặc dù, các nghiên cứu vẫn chưa xác định Cloxacillin có gây hại đối với thai nhi hay không, tuy nhiên để đảm bảo an toàn nên xin chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.

Khả năng tương tác của thuốc Cloxacillin

Cloxacillin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các loại thuốc khác nếu bệnh nhân dùng đồng thời, cụ thể:

- Kết hợp Cloxacillin với các aminoglycosid in vitro sẽ làm mất tác dụng trị bệnh của cả hai. Nếu cần thiết phải dùng cả 2 loại kháng sinh này, cần tiêm ở hai vị trí khác nhau, cách nhau ít nhất 1 giờ.

- Nếu dùng đồng thời Cloxacillin liều cao với các chất chống đông máu như Coumarin hoặc dẫn xuất indandion hay heparin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, vì các penicilin ức chế kết tụ tiểu cầu. Trong trường hợp này, cần phải theo dõi cẩn thận người bệnh về dấu hiệu xuất huyết.

- Lưu ý, không dùng Cloxacillin với các chất làm tan huyết khối vì dễ dẫn đến nguy cơ xuất huyết nặng.

- Ngoài ra, nếu dùng đồng thời thuốc Cloxacillin với các thuốc gây độc gan có thể làm gia tăng mức độ độc ở gan. Các tai biến cũng có thể xảy ra nếu dùng chung Cloxacillin với Probenecid.

Để biết thêm các thông tin về thuốc Cloxacillin, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ, chuyên khoa Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại TP. Hồ Chí Minh

- 4A, 6A, 8A Nguyễn Thái Sơn - Phường 3 - Quận Gò Vấp - TP. HCM.

- Số 127/3-5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0899 955 990 - 0969 955 990

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/