Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Theo khối B sẽ làm những ngành nghề gì?


Khối B không phải là tổ hợp môn xa lạ đối với các bạn học sinh. khối B là những môn gồm nhiều kiến thức, công thức đòi hỏi sự tư duy và logic của người học. Vậy theo khối B sẽ làm những ngành nghề gì? Khối B nên thi trường nào, ngành nào?.

Tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng y dược Sài Gòn sẽ giải đáp cho các bạn tất cả những thắc mắc liên quan đến khối B.Với những thí sinh nào muốn làm bác sĩ, kỹ sư môi trường thì khối B là lựa chọn phù hợp đối với các bạn. Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng bắt đầu đến với các em. Vì vậy các thí sinh cần phải phải tập trung cao độ cho việc học cũng như là ôn luyện các khối thi cho mình.

khoi-b-duoc-nhieu-thi-sinh-quan-tam-toi

 

Khối B được nhiều thí sinh quan tâm tới

Nhiều bạn học sinh vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình học tập và ôn luyện nhất là khối B. Khối B là một khối thuộc bộ môn Khoa học tự nhiên, với ba môn thi chính là Toán – Hóa - Sinh . Ở khối B có rất nhiều ngành nghề lĩnh vực y tế, khoa học công nghệ hay các ngành bên nghiên cứu, kỹ thuật...

Để lựa chọn ngành nghề nên xét một cách toàn diện về nhiều khía cạnh. Thí sinh nên xem việc làm đó có phù hợp với cá tính và sở thích của mình hay không, xu hướng thị trường việc làm, đầu ra của ngành mình lựa chọn.

Ngoài nhóm ngành Y dược thí sinh thi khối B có thể dự thi vào tất cả các ngành sinh học, công nghệ sinh học, khoa học môi trường, công nghệ thực phẩm, công nghệ hóa học, thổ nhưỡng, nông học, chế biến thủy sản, chăn nuôi, thú y, trồng trọt, sư phạm sinh vật.

 

Theo khối B học ngành gì?



Đối với nhiều người, học khối B thi ngành y. Nhưng ngoài ngành y ra vẫn còn rất nhiều ngành nghề khác với các cơ hội việc làm cực kì hấp dẫn.

Công nghệ thực phẩm

Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm. Theo học ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về hóa học, sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, đánh giá chất lượng thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, phương pháp chế biến thực phẩm.

Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm vô cùng phong phú, đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có khả năng đảm nhận công việc bảo quản, kiểm định thực phẩm, dây chuyền sản xuất, quản lý quá trình chế biến, Chuyên gia dinh dưỡng tại các trung tâm dinh dưỡng + Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo – Ngành công nghệ thực phẩm.

Chăn nuôi

 Ngành chăn nuôi sinh viên sẽ được trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về các lĩnh vực như nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng của các loài động vật nông nghiệp và thủy sản. Sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết kế chuồng trại, giải phẫu động vật, sinh lý động vật, di truyền động vật, nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi với các kỹ thuật chăn nuôi phù hợp.

Tốt nghiệp ngành Chăn nuôi, sinh viên có thể làm việc tại trạm khuyến nông hoặc phòng nông nghiệp địa phương, các viện nghiên cứu, các công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Trực tiếp tiến hành công tác kỹ thuật chăn nuôi như thiết kế chuồng trại, nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.

Thú y

Thú y là ngành đào tạo, nghiên cứu chuẩn đoán và phòng trị bệnh cho động vật. Thú y góp phần chăm sóc, bảo vệ cho các vật nuôi trong sản xuất và kiểm định vacxin, kiểm định dược phẩm hay nghiên cứu đa dạng sinh học bằng hiểu biết về luật, thị trường thuốc thú y.

Nhu cầu ngành thú y hiện đang rất lớn, các sinh viên có thể được vào làm việc tại cơ quan các trạm thú y, viện nghiên cứu, bệnh viện thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa. Ngoài ra, nếu có đủ điều kiện, năng lực và kinh nghiệm, các bạn cũng có thể tự mở các phòng khám, bệnh viện thú y cho riêng mình.

Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kỹ thuật nhằm đào tạo kỹ sư nuôi hay sản xuất động và thực vật dưới nước.

Đây là hoạt động nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Đây là một lĩnh vực rất rộng có tiềm năng phát triển rất mạnh ở nước ta.

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Nuôi trồng thủy sản, sinh viên có thể làm việc tại Cơ sở nuôi trồng thủy sản, Cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng – chế biến thủy sản, Cơ sở sản xuất, công ty dịch vụ giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản, Cơ sở nghiên cứu nuôi trồng và kinh tế thủy sản.

Các ngành y dược khối B

  • Y tế công cộng
  • Dinh dưỡng
  • Dược học
  • Y đa khoa
  • Y học cổ truyền
  • Răng hàm mặt
  • Y học dự phòng
  • Điều dưỡng
  • Kỹ thuật y học

Các ngành khác:

  • học
  • Tâm lí học
  • Công nghệ Sinh học
  • Khoa học môi trường
  • Khoa học đất
  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Quản lý đất đai
  • Kĩ thuật trắc địa - bản đồ
  • Quản lý tài nguyên và môi trường
  • Công ngệ kỹ thuật môi trường
  • Sinh học
  • Tâm lí học giáo dục
  • Công nghệ thiết bị trường Khoa học cây trồng
  • Bảo vệ thực vật 
  • Nông nghiệp
  • Công nghệ rau quả và cảnh quan
  • Công nghệ thực phẩm
  • Thú y 
  • Nuôi trồng thủy sản
  • Phát triển nông thôn
  • Dịch vụ thú y
  • Công nghệ chế biến lâm sản  
  • Lâm nghiệp đô thị
  • Lâm sinh
  • Quản lý tài nguyên rừng ( Kiểm lâm )
  • Khuyến nông
  • Công nghệ Công nghệ sau thu hoạch
  • Quản lý đất đai 
  • Chăn nuôi
  • kĩ thuật Trắc địa 
  • Công nghệ kĩ thuật tài nguyên nước
  • Công nghệ kĩ thuật địa chất (Mới)
  • Kĩ thuật Trắc địa - Bản đồ (Mới)
  • Quản lí đất đai (Mới)
  • Quản lí tài nguyên và môi trường (Mới)
  • Quản lý biển
  • Khí tượng học (Mới)
  • Thủy văn (Mới)
  • Công nghệ kĩ thuật môi trường (Mới)
  • Khí tượng thủy văn biển
  • Khí tượng học (Mới)
  • Công nghệ may 
  • Công nghệ kỹ thuật hóa học

Để lựa chọn ngành nghề phù hợp nên xét một cách toàn diện về nhiều khía cạnh.

 

Cách học tốt khối B

Đối với môn Toán

Môn Toán là một bộ môn vô cùng quan trọng , môn Toán cũng được tính điểm vào điểm tốt nghiệp cấp 3 của các bạn học sinh. Điểm thuận lợi của môn Toán là môn Toán là đề thi qua các năm thì các cấu trúc câu, dạng đề tương đối ổn định. Môn Toán được các bạn học nhiều, được các bạn đầu tư vào học thêm. Tùy vào lựa chọn của mình mà các bạn nên có thời gian học tập và ôn luyện kiến thức môn Toán.

Đối với môn Hóa

Môn Hóa được cho là môn có nhiều công thức, và cách giải đa dạng, được chia theo 2 dạng trong đề thi, đó là dạng lý thuyết và dạng bài tập. Trong quá trình học tại lớp, các bạn phải nắm vững cả kiến thức lý thuyết cũng như là làm tốt các bài tập. Các bạn nên chú trọng vấn đề các phản ứng, các phương trình, thường xuyên làm bài tập. Về nhà hãy tự mình vận dụng tốt lý thuyết được học để áp dụng công thức vào cách giải bài tập. Thường xuyên viết ra các phương trình phản ứng, áp dụng công thức vào quá trình giải bài tập, làm như vậy sẽ giúp các bạn ghi nhớ lâu hơn.

Môn Hóa cũng mang hình thức thi trắc nghiệm trong những năm trở lại đây. Các bạn hãy rèn luyện cho mình những cách giải nhanh nhất để làm bài, tránh trường hợp không đủ thời gian làm bài. 

 Đối với môn Sinh

Kiến thức của môn Sinh rất rộng, để học tốt được môn này, các bạn cần phải ghi nhớ sâu các kiến thức bản chất của môn này, nếu muốn nhớ lâu thì các bạn phải hiểu cơ bản. Các bạn hãy học kiến thức và luyện đề của bài đó. Học được phần nào là nắm chắc phần đó.

Một số phương pháp giúp các bạn học tốt khối B như học trong SGK, học nhóm cùng với bạn bè,  học từ thầy cô, những anh chị đi trước, học đi đôi với hành là vậy, thường xuyên làm bài, học tập sẽ giúp các bạn củng cố được kiến thức.