Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nhiều trường kiến nghị Bộ GD-ĐT tăng độ khó của đề thi THPT


Nhiều trường đại học năm nay dự định sử dụng thêm rất nhiều phương thức xét tuyển khác, tăng chỉ tiêu dành xét điểm thi tốt nghiệp THPT sau khi Bộ GD-ĐT công bố điều chỉnh kỹ thuật về tuyển sinh. Các trường đại học cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT xây dựng đề thi có tính phân hóa cao hơn để lọc được thí sinh chất lượng.

Các trường kiến nghị tăng độ khó đề thi tốt nghiệp

Nhiều trường kiến nghị Bộ GD-ĐT tăng độ khó của đề thi THPT làm cơ sở để các trường ĐH dùng kết quả tuyển sinh để có thể phân loại thí sinh. Nhiều chuyên gia nhận định đề thi tốt nghiệp THPT các năm 2017, 2018 độ phân hóa tốt hơn. Đại học top đầu muốn tăng số câu khó trong đề tốt nghiệp THPT là cơ sở để các trường đại học xét tuyển tốt nhất. Đề thi phải có số câu hỏi dễ học sinh trung bình đều làm được, tuy nhiên muốn phân hóa cần có một số câu hỏi khó để phân loại thí sinh theo mức độ khác nhau học sinh khá, giỏi, xuất sắc.

Hai năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đề thi tốt nghiệp THPT độ phân hóa giảm. Do vậy năm nay, các trường kiến nghị Bộ GD-ĐT xây dựng đề thi có số câu hỏi khó hơn mới làm được để phân loại thí sinh để các trường có thể sử dụng kết quả này xét tuyển.

nhieu-truong-kien-nghi-bo-gd-dt-tang-do-kho-cua-de-thi-thpt

Nhiều trường kiến nghị Bộ GD-ĐT tăng độ khó của đề thi THPT

Đại học Quốc gia Hà Nội cùng một số trường y dược top đầu kiến nghị Bộ GD-ĐT xây dựng đề thi có tính phân hóa cao hơn, để phục vụ tuyển sinh.

Hiện các trường đại học, cao đẳng sử dụng khoảng 20 phương thức tuyển sinh trong năm 2022. Do ảnh hưởng của dịch bệnh các trường cũng giảm dần chỉ tiêu dựa vào điểm thi tốt nghiệp. Phương thức phổ biến là dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết mọi trường vẫn sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ xét đại học, cao đẳng.

Một số thí sinh đạt 30 điểm vẫn không đỗ ngành mong muốn

Đề thi hai năm qua có phần dễ hơn, tính phân hóa giảm khiến điểm chuẩn tăng cao dẫn tới tình trạng có thí sinh đạt 30 điểm mà vẫn trượt đại học. Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, cho biết năm nay, Đại học Y Hà Nội tuyển sinh năm 2022 vẫn xác định kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục chỉ đạo trong khâu tổ chức và ra đề thi đảm bảo độ tin cậy và phân loại thí sinh giúp các trường yên tâm sử dụng kết quả thi vào tuyển sinh.

Trường ĐH Y dược TP.HCM chia sẻ, nội dung đề thi tốt nghiệp THPT đáp ứng yêu cầu xét tốt nghiệp. Nếu đề thi không phân hóa tốt sẽ gây khó khăn cho những trường top trên dùng kết quả thi TN THPT để xét tuyển. Các trường tốp đầu cũng khó tổ chức những kỳ thi đánh giá riêng do năm nay tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Các trường rất mong muốn đề thi tốt nghiệp THPT có tính phân hóa cao hơn, đặc biệt trong khối khoa học sức khỏe giúp các trường lựa chọn thí sinh có năng lực phù hợp vào học. Vì vậy học sinh trung bình cũng có thể đủ sức để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp với đề thi có độ phân hóa. Phân hóa đề thi để giúp các trường tốp trên sẽ thuận lợi hơn trong tuyển sinh và cũng không phải tổ chức thêm các hình thức thi nào khác nữa.

cac-truong-top-dau-cung-kho-to-chuc-nhung-ky-thi-danh-gia-rieng-do-nam-nay-tinh-hinh-dich-covid-19

Các trường tốp đầu cũng khó tổ chức những kỳ thi đánh giá riêng do năm nay tình hình dịch COVID-19

Hai năm qua cho thấy tính phân hóa của đề thi THPT chưa rõ, Bộ GD-ĐT cần xây dựng đề thi có tính phân hóa cao hơn, nâng độ khó của 30% câu hỏi trong đề thi để phân loại thí sinh có học lực từ khá trở lên, tránh tình trạng điểm chuẩn một số ngành quá cao. Khi thí sinh 30 điểm mà vẫn trượt đại học. 70% số câu hỏi trong đề thi mức độ trung bình để các học sinh trung bình có thể tốt nghiệp được. Việc các trường tạo ra nhiều phương thức tuyển sinh để xét tuyển cần xem xét điều chỉnh đề thi cho phù hợp. Năm trước có khá nhiều thí sinh đạt 30 điểm mà vẫn trượt nguyện vọng 1 vào trường mong muốn.

Không phải điều chỉnh độ khó của toàn bộ đề thi đề thi này phải có số câu hỏi dễ để học sinh trung bình đều làm được khó hơn theo mức độ khác nhau học sinh khá, giỏi, xuất sắc để phân loại được thí sinh. Một đề thi tốt là đề có thể phân loại rõ ràng sức học của học sinh từ trung bình đến xuất sắc, điều quan trọng cần điều chỉnh là độ phân hóa đề thi mà không phải đội khó của đề thi.

Bất cứ hình thức học nào thì đề thi phải đánh giá được chất lượng phải có độ phân hóa tốt cho người học trung bình, khá, giỏi để các trường chọn được người học phù hợp. Nếu đề có quá nhiều câu khó nhiều em sẽ mất tinh thần và ảnh hưởng tới kết quả bài thi, những câu khó đặc biệt ai thật sự giỏi mới xứng đáng được điểm 9, 10. Trong hoàn cảnh đặc biệt như ảnh hưởng của Covid-19, nhiều trường không thể tổ chức các kỳ thi riêng nên nhiều trường đại học kỳ vọng vào kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

Các trường đại học muốn nâng cao chất lượng đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 để tuyển được thí sinh phù hợp với chương trình đào tạo. Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đưa ra lịch thi hay số đợt thi cụ thể, mới có lịch dự kiến vào tháng 7. Quy chế thi cơ bản giữ ổn định như năm 2021.

Cần tìm cách khắc phục tình trạng thí sinh 29 - 30 điểm vẫn trượt đại học như những năm gần đây vì do ảnh hưởng điểm sàn. Các trường tốp trên thường muốn đề thi khó hơn để dễ trong việc xác định điểm chuẩn nhưng cần nghĩ tới các trường top dưới. Nếu Bộ GD-ĐT nâng độ khó của đề thi không phù hợp sẽ dẫn tới tình trạng điểm sàn dưới 13, khó chấp nhận dưới 15 điểm đậu đại học.

Theo Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp