Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Suy thận cấp có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách phòng ngừa


Suy thận cấp là tình trạng hai thận mất tạm thời chức năng do mức lọc cầu thận bị ngưng hoặc suy giảm. Bệnh thường phát triển nhanh chóng trong vài ngày. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, do đó người bệnh cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp là hội chứng lâm sàng với các triệu chứng đặc trưng là thiểu niệu, vô niệu, chất urê và creatinin trong máu tăng nhanh. Hội chứng này xuất hiện khi chức năng của thận bị suy sụp nhanh chóng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng làm giảm hoặc làm mất hoàn toàn mức lọc của vi cầu thận.

Nói một cách đơn giản, suy thận cấp là tình trạng hai thận mất tạm thời chức năng do mức lọc cầu thận bị ngưng hoặc suy giảm. Bệnh thường phát triển nhanh chóng trong vài ngày.

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Suy thận cấp có nguy hiểm không?

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

benh-suy-than

Suy thận là bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao.

Bệnh suy thận cấp có tỷ lệ tử vong khá cao với những biến chứng như tăng kali máu, phù phổi, suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh còn rất dễ gặp biến chứng tim mạch gồm tắc mạch phổi, viêm tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim, thậm chí tai biến mạch máu não.

Do đó, khi có các biểu hiện của bệnh suy thận cấp, người bệnh không được chủ quan và cần phải được điều trị kịp thời để không gặp các biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng thường gặp của bệnh suy thận cấp

Tình trạng suy thận cấp thường diễn biến qua 4 giai đoạn gồm giai đoạn khởi đầu, giai đoạn, giai đoạn thiểu niệu – vô niệu, giai đoạn đi tiểu trở lại và giai đoạn phục hồi. Ở từng giai đoạn, triệu chứng lâm sàng có biểu hiện dấu hiệu khác nhau nhưng triệu chứng chủ yếu là thiểu niệu – vô niệu.

- Thay đổi lượng nước tiểu: đây là triệu chứng ban đầu của suy thận cấp, người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu cũng thay đổi ít hoặc nhiều hơn bình thường, khi tiểu có cảm giác căng tức, buốt, đôi khi lẫn máu trong nước tiểu.

- Sưng, phù chân tay: khi thận không thể thực hiện được chức năng bài tiết, các chất thải, độc tố…sẽ tích tụ ở các bộ phận khác trên cơ thể, dẫn đến phù mặt, phù hai bên tay, hai bên bàn chân và cổ chân.

- Da nổi ngứa, phát ban: tình trạng nặng hơn là người bệnh có triệu chứng da ngứa ngáy, phát ban, nổi mụn trên da.

- Cơ thể mệt mỏi, uể oải: khi thận hư dẫn tới thiếu máu, chính vì vậy người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, kém tập trung, đau đầu, khó thở và buồn nôn, huyết áp tăng cao hoặc tụt huyết áp.

- Cảm thấy ớn lạnh: đây là cảm giác thường gặp ở bệnh nhân suy thận cấp. Nguyên do là bệnh khiến sức đề kháng của bệnh nhân giảm sút, da kém sắc…

Phân biệt suy thận cấp và mạn tính thế nào?

Suy thận cấp:

  • Thận mất tạm thời chức năng do mức lọc cầu thận bị ngưng hoặc suy giảm
  • Bệnh tiến triển nhanh chóng trong vài ngày.
  • Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm độc máu, tim sung huyết suy yếu, bị sạn thận làm bí tiểu, quá thiếu máu hoặc do trúng độc hóa chất, uống thuốc quá liều…
  • Người bệnh có biểu hiện đi tiểu rất ít, hoặc không có nước tiểu. Mặt có biểu hiện sưng, đặc biệt là ở vùng hai mí mắt dưới.

Suy thận mạn tính:

  • Là hệ lụy của các bệnh thận tiết niệu mạn tính khiến chức năng của thận bị giảm sút dần dần, tương đương với lượng nephron của thận bị tổn thương dẫn tới xơ hóa và mất chức năng không thể phục hồi.
  • Nguyên nhân chính là do người bệnh bị tiểu đường tuýp 1 và 2, huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiểu trên (viêm thận mủ), mắc đa nang thận trong đó có u nang chứa đầy dịch hình thành trong thận.
  • Người bệnh có biểu hiện ngứa, áp huyết cao hoặc tụt huyết áp, da có vết thâm tím, nôn ói kèm theo các triệu chứng tiêu chảy, hoa mắt, thậm chí có thể dẫn tới hôn mê.

Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa tác nhân gây suy thận cấp

Phương pháp điều trị

benh-suy-than-cap

Bệnh suy thận cấp cần phải được điều trị kịp thời.

Là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, do đó các bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội khuyến cáo, người bệnh cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Phương pháp điều trị bệnh suy thận cấp là bằng Tây y hoặc các bài thuốc Đông y.

Các loại thuốc thường được sử dụng để chữa suy thận cấp phố biến là các nhóm thuốc lợi tiểu furosemid, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc ngăn ngừa rối loạn toan kiềm natri bicarbonat, thuốc chống tăng allopurinol hoặc aciduri huyết colchicin,...

Các bài thuốc Đông y thường được sử dụng trong điều trị suy thận cấp là đậu đen có tác dụng lợi tiểu, thông mật. Cỏ mực cũng được dùng để chữa bệnh này, bởi loại cỏ này có vị chua, ngọt, tính lương khi đi vào 2 kinh thận và can giúp bổ thận, chỉ huyết lỵ.

Cách phòng ngừa tác nhân gây suy thận cấp

  • Các phòng ngừa tác nhân gây suy thận cấp là theo dõi cẩn thận khi dùng các loại thuốc có thể gây suy thận cấp như sulfamide, gentamycine, không phối hợp gentamycine với cefalotine.
  • Đề phòng ngộ độc do uống nhầm thuốc hay dùng nhầm một số chất như thủy ngân, bạc, đồng…
  • Có biện pháp bảo hộ lao động, giảm thiểu tai nạn giao thông, các tai biến sản khoa…
  • Trong điều trị dự phòng, tránh việc mất nước, không để bệnh nhân tụt huyết áp kéo dài, chống nhiễm khuẩn kịp thời.
  • Điều trị bệnh suy thận cấp theo phương pháp phù hợp với từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh suy thận cấpTrường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ tại địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/