Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Amoxicillin là thuốc gì? Dùng Amoxicillin 500mg để điều trị bệnh gì?


Amoxicillin 500mg là thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị những chứng bệnh nhiễm khuẩn, bệnh lậu...Tuy nhiên, Amoxicillin 500mg không có tác dụng với trường hợp bệnh nhân nhiễm virus như cúm, cảm lạnh.

Amoxicillin là thuốc gì?

thuoc-Amoxicillin-500mg

Thuốc Amoxicillin 500mg được chỉ định dùng trong điều trị chứng nhiễm khuẩn...

Amoxicillin (còn gọi là Amoxicillin) là thuốc kháng sinh cùng họ với penicilin, Amoxicillin giúp ngăn chặn và diệt các loại vi khuẩn gram dương như viêm họng, da tấy mũ hay nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi.  

Tuy nhiên, Amoxicillin không có hiệu quả trong điều trị nhiễm virus như cảm lạnh, cúm. Đặc biệt, việc sử dụng Amoxicillin không cần thiết hoặc lạm dụng còn làm giảm hiệu quả của thuốc…

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Các loại Amoxicillin và hàm lượng

Hiện nay Amoxicillin được phân loại và hàm lượng như sau:

  • Amoxicillin dạng viên nang, thuốc uống: 250mg và 500mg.
  • Viên nén phóng thích kéo dài, thuốc uống: 775mg.
  • Viên nén phóng thích tức thời, thuốc uống: 875mg.
  • Amoxicillin dạng dung dịch uống.

Dùng Amoxicillin 500mg để điều trị bệnh gì?

Thành phần trong mỗi viên nang Amoxicillin 500mg gồm Amoxicillin (dưới dạng Amoxicillin trihydrat compacted: 500mg), tá dược vừa đủ cho 1 viên nang cứng. Amoxicillin được chỉ định trong điều trị những chứng bệnh nhiễm khuẩn, cụ thể:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm tai giữa.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae.
  • Nhiễm khuẩn đường mật.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.
  • Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với amoxicilin.

- Bệnh Lyme ở phụ nữ có thai và cho con bú, ở trẻ em.

- Nhiễm Chlamydia trachomatis đường tiết niệu sinh dục ở người mang thai không dung nạp được erythromycin.

- Bệnh lậu.

- Được dùng để điều trị bệnh viêm dạ dày - ruột (bao gồm viêm ruột do Salmonella, không do lỵ trực khuẩn), viêm màng trong tim (đặc biệt để dự phòng ở bệnh nhân phẫu thuật hoặc nhổ răng), sốt thương hàn và sốt phó thương hàn.

- Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội, Amoxicillin 500mg còn được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị chứng loét dạ dày gây ra bởi vi khuẩn H. pylori và ngăn ngừa lở loét tái phát.

Liều dùng Amoxicillin 500mg

Bệnh nhân nên dùng Amoxicillin 500mg trước và sau mỗi bữa ăn để phát huy tác dụng của thuốc. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên kết hợp điều trị thuốc và uống nhiều nước trong ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Việc sử dụng Amoxicillin 500mg tùy vào từng đối tượng, cụ thể:

- Bệnh nhân nhiễm Helicobacter pylori:

Đối với người lớn: dùng 2 viên 500mg kèm với omeprazol 20 mg và clarithromycin 500 mg. Liều dùng 2 lần mỗi ngày và dùng liên tục trong một tuần. Sau đó, bệnh nhân sẽ uống tiếp  20 mg omeprazol 3 lần/tuần nếu bị loét dạ dày tái phát.

- Nhiễm khuẩn ở tai - mũi- họng, da hay ở đường tiết niệu:

  • Người lớn: nhiễm khuẩn nặng dùng 1 viên Amoxicillin 500mg và uống 3 lần/ngày. Trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ dùng 1 viên Amoxicillin 500mg  và uống 2 lần/ngày.
  • Trẻ em trên 40kg: nếu trẻ nhiễm khuẩn nhẹ dùng 25mg/kg/ngày và cứ cách 12 giờ uống 1 lần. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng liều dùng là 40 - 45mg/kg/ngày và uống cách nhau 8 giờ/lần.

- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:

  • Trẻ nhỏ trên 10kg: dùng 50mg/kg/ngày và chia thành 3 lần/ngày.
  • Người lớn: dùng một liều 2g duy nhất và uống trước giờ làm thủ thuật.

- Bệnh nhân thẩm phân máu:

Dùng 250 - 500mg cách nhau 24 giờ. Liều dùng phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau của từng bệnh nhân.

- Tình trạng bệnh nhân bị viêm khớp:

  • Trẻ em trên 30kg liều: dùng 500mg/kg/ngày và chia ra thành 3 lần.
  • Người lớn: liều dùng tương ứng 500mg/lần, dùng 3 lần/ngày và sử dụng trong vòng 28 tháng.

* Lưu ý: Không dùng Amoxicillin trong các trường hợp bệnh nhân dị ứng với penicillin. Bệnh nhân bị nhiễm virus thuộc nhóm Herpes, nhất là bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

Tác dụng phụ của Amoxicillin 500mg

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

thuoc-Amoxicillin-500mg

Amoxicillin 500mg không hiệu quả với bệnh nhân nhiễm virus như cúm, cảm lạnh.

Amoxicillin 500mg cũng gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Dị ứng, phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng, khó thở;
  • Sốt, nổi mẩn, ngứa, sưng hạch, đau khớp, hoặc cảm giác bị bệnh nói chung;
  • Da tái hoặc vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, sốt, rối loạn hay suy yếu;
  • Có các mảng trắng hoặc lở loét trong miệng hoặc trên môi;
  • Ngứa ran, suy nhược cơ nặng;
  • Bầm tím, chảy máu bất thường (ở mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), xuất hiện đốm tím hoặc đỏ dưới da;
  • Ngoài ra, thuốc còn có các tác dụng phụ ít nghiêm trọng như: đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiết dịch, đau đầu….

Thận trọng khi dùng Amoxicillin 500mg

- Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội, khi sử dụng Amoxicillin 500mg nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ nếu bệnh nhân bị dị ứng với Amoxicillin, Cephalosporin, Penicillin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác;

- Bệnh nhân cần phải kiểm tra định kỳ chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị Amoxicillin 500mg;

- Tránh dùng thuốc khi nghi ngờ bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn;

- Điều chỉnh liều lượng hợp lý đối với bệnh nhân bị suy thận;

- Với phụ nữ mang thai, độ  an toàn khi sử dụng Amoxicillin trong thời kỳ mang thai chưa được xác định rõ ràng. Do đó, khi sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ. Phụ nữ cho con bú, cần thận trọng và dùng theo chỉ định của bác sĩ bởi vì thuốc Amoxicillin 500mg bài tiết vào sữa mẹ.

Nguồn: Cao đẳng Y dược Hà Nội tổng hợp

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/